9 khả năng phi thường của bộ não con người




 1. Siêu vị giác

Những người có vị giác ở cường độ rất mạnh gọi là siêu vị giác. Việc có thêm các nhú gai hình nấm trên lưỡi (thực chất là những khối u hình nấm được bao phủ bởi các chồi vị giác) được cho là nguyên nhân tại sao những người này lại có cường độ vị giác mạnh như vậy. Trong số năm loại vị giác ngọt, mặn, đắng, chua và đậm đà, một người sở hữu siêu vị giác thông thường sẽ  thấy vị đắng là dễ cảm nhận nhất.
Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi nhận  những khả năng nếm khác nhau của con người khi một nhà hóa học tên Arthur Fox yêu cầu mọi người nếm một hợp chất có tên gọi là PTC (Phenylthiocarbamide). Một vài người cảm nhận được vị đắng, một số người thì không-tùy thuộc vào cấu tạo gen di truyền (biến thể của bài kiểm tra này hiện là một trong những bài kiểm tra gen di truyền phổ biến nhất trên con người). Trong khi có khoảng 70% số người có thể nếm được PTC, hai phần ba trong số họ có vị giác trung bình; còn lại một phần ba là siêu vị giác.
Những người siêu vị giác thường không thích một số thức ăn nhất định, đặc biệt là thức ăn có vị đắng như là bắp cải, sup lơ, cà phê và nho. Những người có siêu vị giác thường là phụ nữ, người châu Á và châu Phi.

2. Âm cảm tuyệt đối

Những người âm cảm tuyệt đối có khả năng xác định và tái tạo một âm thanh mà không cần phải có một tham chiếu nào. Đó không đơn giản chỉ là khả năng nghe tốt mà là khả năng phân loại âm thanh và lưu chúng thành danh mục trong vào bộ nhớ. Một số ví dụ về khả năng này là xác định cao độ của tiếng ồn hằng ngày (còi xe, còi tầm, động cơ…); hát một nốt nhạc không cần nghe mẫu, gọi tên âm thanh phát ra của dây đàn… Làm được điều này đòi hỏi một hoạt động nhận thức – yêu cầu một người ghi nhớ tần suất của mỗi âm thanh, đặt tên và biết hết dãy âm thanh đã đặt tên. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc liệu âm cảm tuyệt đối là khả năng có được do di truyền hay là do học hỏi mà có.
Ước tính ở châu Âu có khoảng 3% dân số có âm cảm tuyệt đối và khoảng 8% số người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp có âm cảm tuyệt đối. Tuy nhiên, trong các học viện âm nhạc ở Nhật Bản, khoảng 70% nhạc sĩ có âm cảm tuyệt đối. Một phần lý do cho sự chênh lệch này có lẽ là do âm cảm tuyệt đối phổ biến ở những khu vực có ngữ âm đa dạng, lên bổng xuống trầm (Quảng Đông, Quan Thoại, Việt Nam, Nhật Bản… ) Rất nhiều người mù bẩm sinh, người mắc hội chứng William, người mắc bệnh tự kỷ cũng có khả năng này.

3. Tetrachromacy

Tetrachromacy là khả năng nhìn thấy ánh sáng từ bốn nguồn nhất định. Một ví dụ của trường hợp này trong thế giới loài vật là loài cá ngựa vằn (Danio rerio). Chúng có thể nhìn thấy ánh sáng từ các phân khúc đỏ, xanh lá, xanh dương và cực tím trong phổ ánh sáng. Khả năng này ở người là cực kỳ hiếm. Theo Wikipedia, hiện tại chỉ có hai người được xác nhận là có khả năng này.

Thông thường con ngưởi có ba loại tế bào hình nón cảm thụ một trong ba loại ánh sáng đỏ, xanh, xanh lá trong quang phổ. Mỗi loại tế bào có thể nhận khoảng 100 thang độ màu sắc. Não bộ kết hợp màu sắc và thang độ để con người có thể phân biệt khoảng  một triệu màu sắc trên thế giới. Một người có khả năng tetrachromacy thực sự với thêm một tế bào cảm thụ màu sắc, về mặt lý thuyết có thể phân biệt khoảng một trăm triệu màu sắc.
Tương tự như siêu vị giác, khả năng tetrachromacy phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

4. Định vị bằng âm thanh

Trong tự nhiên, loài dơi được biết đến như một loài động vật có thính giác phát triển tốt nhất. Dơi hoạt động về đêm, dùng âm thanh và tiếng vọng của âm thanh để định vị. Khả năng này cũng phát triển ở một số người.
Chúng ta từng biết loài dơi thường bay lòng vòng trong các khu rừng tối tăm, chúng phát ra âm thanh và chờ âm thanh vọng về, sử dụng mỗi tai để nghe những âm thanh đó kết hợp với thời gian âm thanh vọng về để xác định vị trí và khoảng cách đến đối tượng hướng tới. Thật đáng ngạc nhiên là khả năng đặc biệt này cũng xuất hiện ở người. Việc phát triển khả năng này có thể là bởi người đó bị mất đi thị giác đã phải trải qua một thời gian đủ dài để làm chủ và có được sự nhạy cảm cao với âm thanh phản xạ.
Để định vị thông qua tiếng vang, người đó sẽ tạo ra âm thanh và xác định những tiếng vang đó từ đâu vọng lại để nhận biết vị trí đối tượng xung quanh họ. Người có khả năng định vị bằng âm thanh sẽ biết được vị trí, kích cỡ và mật độ của đối tượng.
Vì con người không thể tạo hoặc nghe thấy những âm thanh ở tần số cao hơn như loài dơi hay cá heo, nên chỉ có thể nhận biết được những đối tượng có kích thước lớn hơn so với những thứ bé nhỏ mà hai loài động vật trên có thể cảm thấy.

5. Genetic Chimerism – Hội chứng gen lạ

Các nhà sử học người Hy Lạp đã chứng minh rằng "nhân mã" - nhân vật có đầu người, mình ngựa - thật sự đã từng tồn tại.
Sử thi Iliad có mô tả quái vật Chimera với đuôi rắn, mình dê, đầu sư tử; Chimera cũng trở thành tên gọi cho một hiện tượng di truyền học là genetic chimerism hay tetragametism. Hiện tượng này xảy ra ở người hay động vật khi hai trứng được thụ thai hoặc phôi thai kết hợp cùng nhau trong thời kì đầu của thai kì. Mỗi hợp tử mang một bản sao ADN của bố mẹ, vì vậy hợp tử mới có một bộ gen khác biệt. Về cơ bản, đứa trẻ sinh ra là song sinh của chính nó. 

Phác hoạ bộ xương nhân mã trên X-quang.
Chimerism rất hiếm ở người và nhân mã là một trong những trường hợp hiếm hoi được ghi nhận.
Chimerism ở người rất hiếm. Trong các thử nghiệm ADN nhằm xác định con ruột của bố mẹ đã phát hiện trường hợp Chimerism khi đứa trẻ không có liên hệ sinh học với người mẹ - nó mang một ADN khác. Lydia Fairchild là một trường hợp điển hình đã sinh ra một chimera. Người mẹ trẻ ở bang Washington đã phải đấu tranh với tòa án để giữ đứa bé mà cô mang nặng đẻ đau vì theo xét nghiệm nó không phải là con ruột cô.

6. Chứng loạn cảm giác (Synesthesia)

Hình dung không ngừng về sự liên kết giữa những con số và chữ cái với màu sắc nhất định hoặc nghe một từ nào đây lại gây ra vị giác ở lưỡi. Đây là 2 dạng của một bệnh thần kinh gọi là loạn cảm giác. Loạn cảm giác là khi kích thích lên một giác quan lại dẫn đến phản ứng vô thức của một giác quan khác. 
Chứng bệnh này chủ yếu do di truyền và dạng loạn các kí tự với màu sắc là phổ biển nhất. Các trường hợp loạn cảm giác khác có thể gây ra những sự phối hợp đặc biệt như ngày tháng có một vị trí chính xác về không gian, những con số có tính cách, âm thanh được nhận thức cùng với màu sắc… 
Mặc dù loạn cảm giác là một chứng bệnh thần kinh nhưng đáng lý không nên xem như rối loạn vì nhìn chung nó không ảnh hưởng đến khả năng của con người. Phần lớn những người loạn cảm giác thậm chí không nhận ra rằng những gì họ cảm nhận về cuộc sống phong phú hơn những người bình thường. Hiếm có ai xem loạn cảm giác có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ. 
Ước đoán về tỉ lệ người bị loạn cảm giác rất khác nhau, từ 1 trong 20 người đến 1 trong 20.000 người. Những nghiên cứu từ năm 2005 – 2006 với mẫu ngẫu nhiên cho thấy cứ 23 người thì có một người bị loạn cảm giác. Những ví dụ về người loạn cảm giác có tác giả Vladimir Nabokov, nhà soạn nhạc Olivier Messiaen và nhà khoa học Richard Feynman. Daniel Tammet (được đề cập trong phần tiếp theo) cũng là một người loạn cảm giác, ông thấy những con số với hình dạng và kết cấu. 

7. Bộ óc máy tính

Nhóm người kì lạ nhất thông thạo những tính toán phức tạp trong đầu là những nhà bác học mắc chứng tự kỉ. 
Có nhiều người được rèn luyện có thể thực hiện những tính toán phức tạp cực nhanh trong đầu họ như các nhà toán học, nhà văn, họa sĩ… nhưng khả năng bẩm sinh của những bác học tự kỉ là đáng quan tâm nhất. Phần lớn họ sinh ra mắc chứng tự kỉ, chậm hiểu, chậm phát triển, thường do chấn thương đầu. 
Nghiên cứu gần đây cho thấy ở những người có khả năng tính toán siêu phàm thì lượng máu chảy lên phần não về tính toán nhiều gấp 6 – 7 lần so với người bình thường. Ví dụ về những người có khả năng này là Daniel McCartney, Solo Finkelstein, Alexander Aitken và Daniel Tammet. 

8. Nhớ chính xác những hình ảnh thị giác (Eidetic Memory)

Khi một người có vùng lưu giữ hình ảnh hay nhớ từng chi tiết chính xác, họ có khả năng nhớ chính xác các hình ảnh thị giác. Những ví dụ về khả năng này là Akira Haraguchi, người đã kể lại từ trí nhớ mình 100.000 chữ số thập phân của số pi hay Stephen Wiltshire, người đã vẽ lại toàn bộ thành Rome sau một chuyến bay quan sát. Kim Peek cũng trở thành hình mẫu cho nhân vật Raymon Babbit trong phim Rainman khi có khả năng nhớ 12.000 cuốn sách.

9.    Các tế bào bất tử 

Tế bào bất tử nghĩa là những tế bào có thể phân chia độc lập bên ngoài cơ thể người; chỉ có duy nhất trường hợp người có tế bào bất tử được biết đến, đó là một phụ nữ tên Henrietta Lacks. Năm 1951, lúc đó Henrietta Lacks 31 tuổi, bà bị ung thư cổ và sẽ chết trong vài năm. Không được sự cho phép của bà và gia đình nhưng một bác sĩ phẫu thuật đã lấy mẫu mô từ khối u và chuyển qua cho TS George Gey. Nhà khoa học từ phòng thí nghiệm cấy mô của ĐH John Hopkins đã nhân bản mẫu mô của Lack thành dòng tế bào bất tử gọi là dòng tế bào HeLa. 
Những tế bào từ khối u của Lack có một kiểu enzyme telomerase tích cực. Đây là enzyme có cơ chế làm cho tế bào già đi. Những tế bào này nảy nở nhanh bất thường. Ngày Henriette Lack qua đời cũng là ngày mà TS Gey tuyên bố với thế giới rằng một kỷ nguyên mới của y học đã bắt đầu – về một thứ có thể điều trị ung thư.
Tế bào HeLa được Jonas Salk sử dụng vào năm 1954 để phát triển phương pháp điều trị bệnh bại liệt ở trẻ em. Từ sau đó, tế bào HeLa được dùng trong nghiên cứu ung thư, AIDS, ảnh hưởng của phóng xạ và chất độc, bản đồ gen… 
Ngày nay, tế bào HeLa quá phổ biến trong phòng thí nghiệm đến mức chúng nhiễm sáng các mẻ cấy tế bào khác và khiến một số nghiên cứu sinh học bị vô hiệu vì hiện diện của tế bào này. Ngày nay tế bào HeLa sống còn nhiều hơn cả thời Henrietta Lacks còn sống – tổng khối lượng của chúng lớn hơn nhiều lần so với trọng lượng cơ thể Henrietta Lacks. Đáng tiếc, phải rất nhiều năm sau khi Lacks qua đời, sự đóng góp lớn lao của bà cho khoa học mới được công nhận chính thức.
Theo Listverse