Kiếm tiền cùng chú ong chăm chỉ Honeygain

Kiếm tiền cùng chú ong chăm chỉ Honeygain  🐝

App Honeygain là gì?

Honeygain là một sản phẩm của 000webhost.com một trong những nền tảng cung cấp hosting và tên miền miễn phí uy tín hàng đầu.

Trong thời buổi khó khăn, dịch bệnh hoành hành, kiếm tiền online tạo thu nhập thụ động là phương pháp kiếm tiền tuyệt vời. 

Honeygain là ứng dụng kiếm tiền đơng giản, miễn phí, uy tín bằng cách chia sẻ mạng Internet khi chúng ta không sử dụng hết đường truyền.

Khi băng thông của bạn rãnh, nó sẽ được các nhà nghiên cứu sử dụng dùng để phân tích thị trường, ngăn gian luận quảng cáo.

Với Honeygain những nhà phát triển còn dùng để nghiên cứu giá thị trường, bảo vệ thương hiệu, tổng hợp giá cả dịch vụ du lịch và các dịch vụ theo dõi SEO.

Kiềm tiền đơn giản với App Honeygain (Android, Windows, MacOS)

Với cam kết 100% không thu thập dữ liệu cá nhân khách hàng.

Khi đăng ký sử dụng dịch vụ bạn sẽ đồng ý với việc chia sẻ địa chỉ IP, e-mail và phương thức thanh toán của mình.

Kết nối giữa ứng dụng và nhà phát triển sẽ được mã hóa dữ liệu, để đảm bảo bạn sẽ được an toàn trên thế giới mạng.

Độ an toàn và uy tín khi kiếm tiền bằng app Honeygain

Với hơn 600 lượt đánh giá Honey Gain trên TrustPilot đạt 4 ⭐. 

Có thể thấy chúng ta có thế hoàn toàn yên tâm khi sử dụng app này.

Kiềm tiền đơn giản với App Honeygain (Android, Windows, MacOS)


Với hơn 547 lượt đánh giá Honey Gain trên ScamAdviser đạt 4 ⭐ và LEGIT 100%.

Điều này cũng khiến chúng ta yên tâm hơn với ứng dụng này.

Kiềm tiền đơn giản với App Honeygain (Android, Windows, MacOS)

Bạn có thể tự mình kiểm tra độ uy tín của những site kiếm tiền qua các bài viết trước mình đã giới thiệu. Đa số các đánh giá đều nói về mặt tích cực của ứng dụng cũng như các bằng chứng thanh toán của họ. Đa số các bình luận thấp là những đánh giá thể hiện sự lo lắng khi mới tham gia app.


Đăng ký kiếm tiền bằng app Honeygain

Để bắt đầu sử dụng chúng ta tiến hành đăng ký app Honey Gain

Khi đăng ký bằng đường dẫn phía trên, để ưu đãi và khuyến khích mọi người sử dụng hình thức giới thiệu.

Bạn sẽ được tặng 5$ ngay vào tài khoản. Bằng cách nhấn Claim Now như bên dưới.


Sau đó bạn cần sử dụng email và chọn cho mình 1 password gồm 8 ký tự. Là có thể hoàn thành bước đăng ký.

Lưu ý: Bạn có thể sử dụng email PayPal trùng với email đăng ký app.

Sau đó vài email và kích hoạt tài khoản là có thể sử dụng App.

Kiếm tiền bằng app Honeygain trên PC

Sau khi nhấp vào link kích hoạt chúng ta tiến hành vào Dashboard.

Dashboard: bảng theo dõi chứa các thông số như số lượng megabyte đã chia sẻ và số tiền kiếm được.

Đồng thời chứa phần trăm đạt giới hạn thanh toán.


Chúng ta tiến hành chọn Get Windows App ở góc trên bên phải.

Phần mềm sẽ tự động tãi về.


Việc chúng ta cần làm là cài đặt phần mềm, với các bước click Next đơn giản.

Sau khi cài xong sẽ được giao diện đăng nhập vào phần mềm.



Việc chúng ta cần làm là nhập địa chỉ email và password vào là có thể vào app.

Sau khi đăng nhập xong chúng ta cứ để cho phần mềm chạy khi đang sử dụng máy tính.

Tất cả sẽ được thực hiện một cách tự động theo kiểu treo máy kiếm tiền.


Kiếm tiền bằng app Honeygain trên MacOS

Để download và cài đặt ứng dụng trên điện thoại chạy hệ điều hành iOS.

Chúng ta vào trình duyệt trên máy MAC và nhấp vào Get MacOS phía trên bên phải Dashboard hệ thống sẽ tự động chuyển link về Mac App Store để chúng ta sử dụng.

Tiến hành đăng nhập email và password là có thể bắt đầu kiếm tiền.



Kiếm tiền bằng app Honeygain trên Android

Để cài đặt trên điện thoại android chúng ta cần download file APK về và cài đặt bằng tay trên điện thoại.

Ứng dụng không lên được CH Play là do sự nhầm lẫn giữa đôi bên vì vậy buộc phải sử dụng cài đặt bằng tay.

Lên trình duyệt trên điện thoại vài chọn Get Android App là phía bên phải khung Dash Board hệ thống tự động download file APK về cho bạn.

Mình đã từng sử dụng rất nhiều file APK để cài đặt bằng tay trên điện thoại Android của mình.

Sự lựa chọn là của bạn. Vì khi bắt đầu cài đặt 1 file APK CH Play luôn hiện lên 1 cảnh báo cho bạn.


Kiếm tiền bằng app Honeygain với dự án CDN trong sắp tới

Với CDN của Honeygain, app cho phép chúng ta phục vụ nhu cầu chuyển dữ liệu quốc tế khi kết nối đến máy chủ của họ.

Hiện tại dự án CDN đang ở phiên bản thử nghiệm nên chỉ được áp dụng tại Mỹ và Anh.

Trong tương lai hy vọng họ sẽ phát triển và cho phép người dùng Việt Nam tham gia dự án này.


Thanh Toán khi kiếm tiền bằng app Honeygain

Ví sử dụng: Paypal

Minpay: 20 USD.

Lưu ý khi sử dụng link ref (giới thiệu bạn bè) bạn sẽ được tặng 5$.

Bạn có thể kiểm xem lại phần đăng ký.

Kinh nghiệm: Sử dụng bằng điện thoại Android sẽ được nhiều điểm hơn trên máy tính.

Mình chỉ mới tham gia và đây xem như 1 ứng dụng thử nghiệm với mình vì vậy, hiện tại mình chưa thực sự có hình thanh toán.

Hình thanh toán trên mạng rất nhiều nhưng không phải của mình vì vậy mình không sử dụng.

 Chúc bạn thành công!


===============

cunghocit24.com: Cùng bạn học IT

20000Hz Ultrasonic Mouse and Rat Repellent 11 12 Hours

Thuyết phục người khác ra sao?



Biết cách thuyết phục người khác, bạn không chỉ thuận lợi trong công việc, đạt được các mục tiêu mà còn có thể hóa giải các vấn đề phức tạp trong cuộc sống.

Trong vai trò giám khảo chương trình truyền hình Chìa khóa Thành công, chuyên gia đào tạo nhân lực Ngô Thanh Thủy – hiện là Giám đốc khối các định chế tài chính Việt Nam, Ngân hàng ANZ. từng nói với các bạn trẻ “Trong tất cả các kỹ năng mềm, kỹ năng thuyết phục rất quan trọng”. Dù bạn đầy năng lực nhưng khi mọi người không lắng nghe bạn nghĩa là bạn sẽ nhanh chóng bị cô lập, sẽ trở thành kẻ bại trận, bị đào thải thậm chí phải tự “đào ngũ” bởi không chịu nổi áp lực.

Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng, thuyết phục người khác là cả một nghệ thuật. Có những nguyên tắc, phương pháp mà bạn cần nắm rõ trước khi muốn thuyết phục người khác.

Về nguyên tắc:

Đừng chọc tổ ong: khi muốn thuyết phục ai đó, điều quan trọng là bạn không được “chọc tổ ong”, tức không được chỉ trích, lên án, phê phán ý tưởng, ý kiến của người khác. Vì khi bị công kích, mỗi người dễ có tâm lý “xù lông” lên để phản kháng, bất kể đúng sai.

Tùy cơ ứng biến: do mỗi người có tính cách, tình cảm, đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên trong thuyết phục, phải tùy cơ ứng biến, không được sử dụng một công thức, một phương pháp chung cho tất cả.

Tác động lên suy nghĩ: Vì hành động bị quyết định bởi suy nghĩ-cảm xúc nên theo các nhà tâm lý, muốn thuyết phục thành công, mỗi người phải biết cách tác động lên suy nghĩ, cảm xúc của đối tượng.

Về phương pháp: Có rất nhiều phương pháp để thuyết phục người khác nhưng chung quy, có 2 phương pháp chính.

Đốt lửa: Đó là bạn phải biết khơi gợi, nhóm lên động lực, nhu cầu hành động để người khác tự nguyện nghe theo bạn.

Một cậu bé được bố yêu cầu phải sơn xong hàng rào trong buổi sáng. Cậu bé không thích công việc này và định sẽ nhờ người khác hỗ trợ. Nhưng khi cậu mở lời, không ai chịu giúp cậu cả. Câu bé suy nghĩ và quyết định thay đổi chiến thuật. Khi thấy một người bạn khác từ xa đi lại, đang sơn rào trong trạng thái uể oải, cậu bé lập tức đẩy nhanh tốc độ, vẻ mặt say sưa, hào hứng. Người bạn kia thấy vậy ngạc nhiên. Cậu bé bảo, sơn rào thích lắm, tuyệt lắm. Thế là đứa bạn tò mò, muốn trải nghiệm thử và tình nguyện sơn rào cho cậu. Cậu bé áp dụng chiêu này với nhiều bạn khác và ai cũng tự nguyện làm giúp.

Tò mò, muốn trải nghiệm thử là một trong những đặc tính thuộc về nhu cầu phát triển bản thân, rất thường thấy nơi mỗi người. Ông Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên tâm lý, ĐH Sư phạm TPHCM khẳng định, khi thuyết phục người khác dựa trên nhu cầu này, khả năng thành công thường cao. Ngoài ra, mỗi người đều còn có nhu cầu tự trọng nên trong thuyết phục, cần dựa trên cơ sở nhìn thấu những đóng góp của người khác, khen ngợi chân thành, ghi nhận, tôn vinh…người khác.

Tác động lên cảm xúc yêu thương của người khác cũng là một cách thuyết phục hiệu quả. Người khác có thể không thích điều ấy nhưng vì thương yêu bạn, nể phục bạn, quý trọng bạn… họ sẵn sàng nghe theo bạn.

Ai cũng muốn được sống trong cảm giác an toàn. Vì thế, nếu bỗng nhiên có ai đó la lên và bỏ chạy, ông Hiếu khẳng định, đa số người xung quanh cũng sẽ nháo nhào chạy theo. Mọi người còn có tâm lý hành động theo số đông để tránh cảm giác bị cô lập, ghẻ lạnh.

Thuyết phục qua thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng là một cách. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, nếu họ không thích vật chất mà bạn dùng vật chất để lôi kéo thì không thành công. Rõ ràng, để thuyết phục thành công, phải căn cứ trên nhu cầu cụ thể của đối phương.

Truyền lửa: Đây là nghệ thuật thuyết phục bằng sự say mê của chính bạn. Bởi theo nguyên tắc lay lan tình cảm, khi bạn trình bày công việc, dự án với sự nhiệt huyết cao, người khác cũng dễ hào hứng theo bạn.

Ngoài ra, mỗi người còn có thể thuyết phục người khác qua cơ chế ám thị, tức mặc nhiên áp đặt. Tuy nhiên, theo ông Hiếu, hiệu quả của phương pháp này còn tùy vào uy tín, sức hấp dẫn của người thuyết phục và niềm tin, thể trạng của người bị thuyết phục. Bởi trong tâm lý học, những người đang mệt mỏi dễ “đầu hàng” và người ta dễ đồng ý khi đứng trước những người có sức quyến rũ.

Kỹ năng thuyết phục còn có thể dựa vào các cụm từ vuốt đuôi. Chẳng hạn, khi muốn ai đó đồng ý, bạn đừng dùng từ “không” ở cuối câu. Thay vào đó, nên là “chứ”. Bạn cũng có thể dùng lý lẽ để thuyết phục. Nhưng nguyên tắc của phương pháp này là nên thừa nhận lý lẽ của người khác trước và dựa trên lý lẽ của người khác để đưa ra những lập luận có lý. Ví dụ, nếu ông bố cho rằng con nên học sư phạm vì ngành sư phạm nhàn hạ, hợp với con gái. Người con có thể thuyết phục lại bằng cách chỉ ra, sư phạm tuy hợp với con gái nhưng tính con nóng nảy, không kiên nhẫn, không có kỹ năng truyền đạt thì khó dạy được học sinh.

Mỗi người cũng có thể quan sát các tín hiệu phi ngôn ngữ để thuyết phục người khác. Đơn cử, một nụ cười tươi, cái nhìn sâu vào mắt người khác, những tiếp xúc, đụng chạm như bắt tay, vỗ vai, chạm nhẹ bàn tay dễ khiến người khác mềm lòng và thành thật hơn. Ngược lại, nếu ai đó khoanh tay, gõ gõ, xoay bút hoặc làm một động tác thừa nào đó, nghĩa là câu chuyện của bạn đang tẻ nhạt, chưa đủ thuyết phục họ.

Nhưng trên hết, các chuyên gia nhấn mạnh, bạn cần thuyết phục bằng sự chân thành. Không có sự chân thành, mọi kỹ thuật, phương pháp đều vô nghĩa.


Hà Thy - CareerLink.vn

Nghệ thuật thuyết phục người khác

Ra lệnh, dọa nạt, đề nghị... Biết cách thuyết phục người khác thực hiện mệnh lệnh và yêu cầu của mình là cả một nghệ thuật.

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản để “sai khiến” người khác dễ dàng.


Ân huệ hay “tôi giúp anh, anh giúp tôi”


Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng người ta luôn sẵn sàng giúp đỡ người nào đã làm gì đó giúp mình.

Theo Octavius Black, giám đốc điều hành công ty The Mind Gym, cần phải luôn “đầu tư” ân huệ vào những người khác để khi cần có thể sử dụng lòng hàm ơn từ phía họ.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý không nên quá lạm dụng phương pháp này vì mọi sự “gợi nhớ” thái quá đến “món nợ” đều có thể gây phản tác dụng.

Có điểm tương đồng

Steve Martin, Giám đốc công ty tư vấn và đào tạo Influence at Work cho rằng “đồng nghiệp sẽ dễ dàng tiếp nhận bạn nếu họ biết rằng giữa bạn và họ có điểm gì đó tương đồng”.

Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu lý lịch và con đường sự nghiệp của đồng nghiệp từ trước. Hoặc cũng có thể tham khảo 4 nguyên tắc sau của chuyên gia Gleb Zheglov:

Thứ nhất: Luôn giữ nụ cười khi giao tiếp với người khác. Đây là nguyên tắc hàng đầu khiến người khác có cảm tình với bạn.

Thứ hai: Chăm chú lắng nghe người đối thoại và cố gắng để anh ta được kể về bản thân

Thứ ba: Cố gắng càng nhanh, càng tốt tìm được một đề tài gần gũi với người đối thoại và làm anh ta quan tâm

Thứ tư: Ngay từ phút gặp mặt đầu tiên hãy thể hiện niềm quan tâm chân thành với người đối thoại. Điều này có nghĩa là cố gắng “thâm nhập” vào anh ta để hiểu mọi góc cạnh. Một khi người đối thoại đã hưng phấn, bạn sẽ được nghe tất cả.

Nhiều công ty đã đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng “đội hình”, tìm kiếm các lợi ích chung, tổ chức các hoạt động tập thể để các nhân viên cùng tham gia.

Sức mạnh của uy tín

Steve Martin nhận định: “Sẽ dễ dàng thuyết phục người khác thực hiện yêu cầu của bạn hơn rất nhiều nếu anh ta coi bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn không có cơ hội thể hiện trực tiếp thì nên nhờ một ai đó có cùng chuyên môn giới thiệu bạn với đối tác. Tuy nhiên, cần lưu ý uy tín cá nhân cần được thường xuyên giữ gìn để tránh trường hợp “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.

Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, uy tín cá nhân có sức ảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh. Lớn đến mức một nghiên cứu đã kiểm chứng rằng nếu một lãnh đạo có uy tín sang đường vượt đèn đỏ thì nhân viên của họ cũng sẵn sàng đi theo.

Sẽ dễ dàng thuyết phục người khác thực hiện yêu cầu của bạn hơn rất nhiều nếu anh ta coi bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Cảm tình

Tâm lý chung của con người là luôn sẵn sàn nói “đồng ý” với người mình thích. Đây là điều không cần phải tranh cãi.

Tuy nhiên, công việc ở công sở có kỷ luật nhất định. Vì thế nhà lãnh đạo phải quan tâm đến việc tạo dựng không khí tích cực, tăng cường mối thiện cảm nhưng không được nhầm lẫn giữa công việc chung với các mối quan hệ hữu nghị.

Và cuối cùng

Steve Martin khuyên “nhà lãnh đạo cần nêu rõ yêu cầu,nhấn mạnh tính phức tạp và những thiệt hại có thể xảy ra với công ty. Điều này rất quan trọng vì tâm lý chung của con người là thường suy nghĩ nhiều và nghiêm túc về những cái có thể mất hơn là những cái đạt được”.

Có một điều chung nhất là để “sai khiến” được người khác, bạn phải thật thà. Nếu tính không trung thực của bạn bị phát giác thì bất cứ yêu cầu hay lời ngụy biện nào sau đó đều gây nên mối nghi ngờ.

Một lời khuyên cuối cùng là không nên đưa ra các yêu cầu hoặc đòi hỏi quá mức.
Theo Lao động

Luận bàn về chữ Nhẫn


Có người nói rằng: “Trong chữ Nhẫn của người Trung Quốc, có hình tượng một quả tim, một con dao, và những giọt máu. Do vậy các cụ nói sống phải biết nhẫn nhịn dù cho dao đâm vào tim chảy máu thì vẫn phải nhẫn nhịn thì cơ sự mới lành.”

Có người nhìn thấy chữ Nhẫn lại bảo: “Thiền đấy! – Chữ Trung Quốc vốn là chữ tượng hình, nếu để ý các bạn sẽ thấy chữ nhẫn giống hình một người đang ngồi Thiền. Thiền cần Nhẫn. Học Thiền để học Nhẫn. Chữ Nhẫn là kiên tâm nhẫn nại. Bền lòng nhịn nhục được thì cái tâm mới an định, nhất là về phương diện tu hành đạo đức, phải thực hành chữ nhẫn trước tiên.”

Có người lại trích lời Ðức Khổng Tử “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” và suy ra rằng việc nhỏ mà chẳng nhịn thì cái mưu lớn ắt phải hư hoại. Ở đời ta thường thấy những việc nhỏ bằng sợi tóc, vì không nhịn được mà xảy ra sóng to gió lớn, nhiều khi gây nên tai họa giết hại lẫn nhau, là do chẳng chịu nhẫn mới sinh ra nông nỗi.

Có tích xưa: “Ông Quách Tử Nghi, đời nhà Ðường khi còn nhỏ đang đi học, một hôm ông xem kinh Phật thấy câu “Hắc phong xuy châu phiêu nhập chi khổ hải” nghĩa là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào trong biển khổ. Ông không hiểu ý câu ấy ra sao, bèn đến hỏi một hòa thượng. Vị hòa thượng thấy hỏi như vậy, thì thịnh nộ mắng ông Quách Tử Nghi rằng còn con nít biết gì mà dám hỏi những câu đó. Ông Quách Tử Nghi thấy vị hòa thượng trả lời như vậy thì nổi giận hầm hầm tím mặt. Lúc ấy vị hòa thượng bèn ung dung cười mà cắt nghĩa cho ông Quách Tử Nghi biết rằng: “Sự thịnh nộ của công tử từ nãy đến giờ tức là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào biển khổ đó…” Ông Quách Tử Nghi hồi tâm tỉnh ngộ, bèn chắp tay tạ ơn vị hòa thượng, đã dùng một cách gián tiếp mà chỉ giáo.

Có sách kể Tử Trương hỏi Ðức Khổng Phu Tử về chữ Nhẫn. “Tử Trương dục hành từ ư Phu Tử, nguyện tứ nhứt ngôn vi tu nhân chỉ yếu”. (Tử Trương muốn đi làm việc chân chính bèn đến từ tạ Ðức Khổng Phu Tử, xin cho một lời để làm phép sửa mình.) Phu Tử viết: “Bá hạnh chi bổn nhẫn chi vi thượng”. (Trăm nết chung gốc chỉ có chữ Nhẫn là cao thượng hơn hết.) Tử Trương hỏi: “Hà vi nhẫn chi.” (Tại sao mà phải nhịn”. Phu Tử viết:

“Thiên Tử nhẫn chi quốc vô hại,
Chư hầu nhẫn chi thành kỳ đại.
Quan lại nhẫn chi tấn kỳ vị,
Huynh đệ nhẫn chi gia phú quý,
Phu phụ nhẫn chi chung kỳ thế,
Bằng hữu nhẫn chi danh bất phế,
Tự thân nhẫn chi vô họa hoạn.”

(Làm Vua mà biết nhịn thì trong nước không có điều tai hại, bậc chư hầu mà biết nhịn thì nên nghiệp lớn. Bậc quan lại mà biết nhịn thì phẩm vị đặng cao thăng. Anh em biết nhịn với nhau thì nhà cửa đặng giàu sang. Chồng vợ biết nhịn thì niềm ân ái mới đặng trọn đời. Bè bạn biết nhịn thì danh nghĩa chẳng hư, còn thân của mình mà biết nhịn chẳng lo tai họa.)

Tử Trương hỏi: “Bất nhẫn hà như”. (Còn chẳng nhịn thì ra sao?) Phu Tử viết:

“Thiên Tử bất nhẫn quốc khống hư

Chư hầu bất nhẫn tán kỳ xu

Quan lại bất nhẫn hình phạt tru

Huynh đệ bất nhẫn cát phân cư

Phu phụ bất nhẫn tình ý sơ

Tự thân bất nhẫn hoạn bất trừ.”

(Làm Vua mà chẳng nhịn thì nước phải trống không. Bậc chư hầu chẳng nhịn thì hư bại thân mình. Bậc quan lại không nhịn thì phải chịu hình phạt. Anh em chẳng biết nhịn nhau, thì chia của cắt nhà phân ly thủ túc. Chồng vợ chẳng nhịn thì tình nghĩa phai nhạt. Còn bản thân mình mà chẳng biết nhịn thì mọi việc hoạn họa chẳng dứt…)

Nghe Ðức Khổng Tử giải nghĩa xong, Tử Trương ngậm ngùi mà than rằng: “Phải lắm, phải lắm, thật là khó thay nếu không có chí kiên nhẫn thì cũng khổ cho bổn phận làm người.”

Trong Kinh Hoa Nghiêm có câu rằng: “Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”. Một phen cơn giận nổi lên thì muôn ngàn nghiệp chướng nảy sinh. Trong các kinh sách của Phật dạy nhân sinh lấy chữ Nhẫn làm đầu, mà nhiều người mơ màng chưa tỉnh ngộ. Sau một trận giông tố, ắt phải có cây ngã, nhà sập, thuyền tàu chìm Còn người trải qua những cơn thịnh nộ rồi, thường có xảy ra lắm điều tai ương hoạn họa, khi biết tu tỉnh ăn năn thì việc đã muộn rồi.

Ngày xưa ông Trương Công Nghệ chín đời cùng ở với nhau một nhà. Có câu: “Trương Công Nghệ cửu thế đồng cư”. Vợ chồng con cháu có mấy trăm người mà trọn đời chưa có điều chi xích mích, trong gia đình bao giờ cũng đấm ấm như khí hòa mùa xuân. Ngày kia Vua nghe tin bèn ngự giá đến nhà ông mà hỏi rằng: “Nhà của ngươi dùng cách gì mà trong gia đình vui vẻ thuận hòa với nhau như vậy?” Ông Trương Công Nghệ bèn viết một chữ NHẪN thật lớn lên trên một tờ giấy mà dâng lên Vua… Vua xem rồi lấy làm kính phục, liền ban cho ông một trái lê thử coi ông xử sự ra sao. Ông bèn sai người cắt trái lê bỏ vào trong cái thùng lớn đổ nước nấu sôi, rồi kêu tất cả người trong nhà đến, cho mỗi người một muỗng, để gọi là chung hưởng ân Vua.

Nhà của ông có nuôi một trăm con chó, đến bữa ăn nếu thiếu một con thì cả bầy đều không ăn đứng đợi….

Quyền năng của chữ nhẫn

Từ những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ nhẫn: chữ đao (con dao) ở trên và chữ tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, và nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…

Trong kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất. Còn theo thánh Gandhi: “Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!”

Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó, đã răn dạy rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ nhẫn này. Thời hiện đại ngày nay thì sao?

Nhẫn không phải là sự cam chịu tiêu cực.

Đúng vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ nhẫn lại có bộ đao phía trên như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc như dao nhọn, chúng có thể khía vào trong tâm trí, trong con tim ta, làm cho ta đau đớn, tủi nhục và khó chịu.

Nhưng, nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình cam chịu ôm nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có chuyện không hay, hãy dùng trí tuệ để thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người ta và không cố chấp phiền hận.

Người “chửi” mình, nếu đúng thì nhận, nếu không phải thì xả bỏ. Chứ nếu nhớ suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và còn làm cho người khác khổ lây.

Tóm lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn cần phải có sự tha thứ, phải có từ – bi – hỷ – xả. Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại… Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người.
Khổng Tử xưa đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).
Nhiều gia đình thường treo chữ nhẫn trong nhà, như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình. Nhịn đi có một sự, đổi lại được những chín điều lành.

Vậy nên, anh em có tranh nhau tí đất đai, vợ chồng có nổi cơn tam bành, có “hận” sếp, có xích mích gì với hàng xóm, có bị ai “chơi xấu” đi nữa, thôi thì nhẫn đi.

Con tim nhức nhối lắm, khi thấy mình phải chịu đựng thua thiệt, phải kém chị kém em, thành ra hậm hực, tức tối nổ con ngươi con mắt chỉ vì những thứ nhỏ nhặt.

Người ta có cái ví đầm hàng hiệu xịn hơn, thế là phải đua đòi chẳng kém cạnh gì, kẻo mang tiếng “quê”! Hoặc người ta xe nọ xe kia, nếu mình không có, thì đau buồn mà bi luỵ trách móc số sao mãi chả giàu để được làm… đại gia.

Mẹ chồng hủ lậu, lắm lời… cẩn thận đấy! Ra đường, nhẫn á, nhịn á, ganh nhau đến từng chỗ đỗ xe trước đèn xanh đèn đỏ, còi bấm cứ là nhức cả óc. Tông xe vào nhau, là gầm gừ như chuẩn bị xuống cắn xé nhau ngay!
Đến cái chuyện quyền lợi hay tiền nong, ai mà động chạm, thì cứ liệu hồn. Tốt nhất là nên việc ai người đấy làm, tiền ai người ấy hưởng, chứ ức chế quá, là xử lý nhau ngay.

Nhẹ thì bằng bom thư, cao hơn nữa, sẽ được chọn làm đối tượng để buôn dưa lê, nặng thì đơn kiện nặc danh, tệ hơn là thuê xã hội đen dằn mặt…

Thuở phong kiến, chồng có là nông dân thì vợ cũng phải hầu như hầu ông chủ; thời này, chồng mà lười biếng, lại mắc tính loăng quăng bồ bịch, cờ bạc thì dè chừng! Vợ mà đỏng đảnh, hay “không biết đẻ”, hay nọ kia, lơ mơ là ông quăng quần áo ra ngoài đường.

Cho nên, kết hôn cũng nhanh, mà chia tay, ly dị cũng quá lẹ. Chẳng có vấn đề gì phải kéo dài những mấy chục năm. Thời này, chữ nhẫn là chữ gì mà đòi hỏi phải mất thời gian đến vậy?

Nhẫn cũng không phải là nhục một cách hèn nhát.

Thời xưa, vua Câu Tiễn nằm gai nếm mật, nuốt mọi tủi nhục chỉ để chờ thời cơ làm nên chuyện lớn. Như vậy, cái chữ nhẫn nhục trở thành động cơ sống, thành quái chiêu của một số người nhằm đạt đến mục tiêu cần thiết của họ.
Ngược lại, chữ nhẫn như trái tim bồ tát của Quan Âm Thị Kính khi bị “vu oan” mọi bề, lay động thân tâm của con người, đó là:

“Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa/ Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu…”

Nhẫn ngày nay, nhiều khi đã thành nhẫn nhục một cách hèn nhát. Nhẫn quá, thành ra… nhục. Nó là điều sỉ nhục, làm xấu hổ, tổn thương đến lòng tự ái của mình.

Nhục, bởi vì sợ quyền thế, nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể trả thù được, nhục để mong cầu có người khen, hay được chức trọng, quyền cao, nhẫn nhục vì khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình cao hơn người, không thèm chấp nê, phản đối.

“Tránh voi chẳng xấu mặt nào…”, nhiều khi thấy cái sự bất bình ra đấy, nhưng chẳng liên quan đến ta, thì ta “mackeno”. Cái sự nhịn ấy, xem phần nó cũng mang tính AQ, rằng thôi, nhịn đi một tí, chết ai!

Hiểu sai chữ nhẫn nhất là khi ghép chữ nhẫn với chữ tâm, để trở thành nhẫn tâm, ác độc. Cũng như hiểu chữ nhẫn với thói quen chịu đựng đến mức hèn yếu, bạc nhược hết ngày này, qua tháng khác, và cơ đồ sự nghiệp, thành quả chẳng thấy đâu, chỉ thấy con người ngày càng èo uột đi, thảm hại, nhưng họ vẫn tự ru mình là ta đang… nhẫn một cách chính đáng.

Nhẫn nhục một cách hèn nhát, là mềm yếu, cam chịu vô ích, rồi tự mình chìm trong cái cõi mịt mờ của mình, sẽ thành kẻ chui sâu vào vỏ ốc, và điều này sẽ làm suy thoái xã hội, đạo đức con người, làm cho cái ác, cái tham, cái xấu có mầm mống và nguy cơ phát triển.

Nhẫn nhục như thế, theo thuyết nhà Phật, là nhẫn nhục chấp tướng vì vẫn còn do dục vọng và lòng tham thúc đẩy chứ không phải nhẫn Ba La Mật.

Nhưng nếu không biết nhẫn, bạn sẽ có một khuôn mặt… xấu xí

Nếu không biết giữ được cho mình một chữ nhẫn, lúc nào đầu óc cũng căng ra, như một chảo lửa, ta có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ…

Gặp chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa giận nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó là để chất chứa trong lòng.

Những cơn nóng giận ấy khiến cho khuôn mặt bỗng trở nên rất xấu. Đôi khi, chẳng những không giải quyết được việc gì, mà còn tự tạo thêm những hành động nông nổi, gây thêm bực bội đúng như các cụ đã nói: “Tâm oán giận, mạnh hơn lửa dữ”.

Thật vậy, chỉ một phút nổi nóng, không tự kìm chế được mình mà không dằn được cơn tức giận, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn bè trở thành kẻ oán thù, và mâu thuẫn dẫn đến xung đột (đánh đập vợ con đến tàn tật, vợ giết chồng, con giết cha, đốt phá nhà cửa, tự hủy hoại thân thể mình…).

Có một chị kể rằng, thời mà chị chưa ly hôn, chị đi “đánh” ghen. Đêm hôm, không thấy chồng về, trong một đêm mùa đông giá rét, chị quyết định lôi con nhỏ mới hai tuổi, đặt lên đằng sau xe, đèo con đến nhà nhân tình của chồng, và căm phẫn đập cửa ầm ầm…

Sau này, chị tự nhận ra rằng, chẳng phải vì thương con không có cha, chẳng phải lý do gì, ngoài lòng ích kỷ và hận thù nên chị quyết không ly dị. Cũng chỉ vì chị không nhẫn được, cơn nóng bốc lên đầu và chỉ còn nỗi căm hận.

Cho dù đã bao lần, chị tự dặn mình rằng, đừng để con cái nghe thấy tiếng của hai vợ chồng cãi nhau. Nhưng biết sao được, khi cơn sân hận dâng lên, tiếng chì chiết, cãi vã, lẫn xỏ xiên, thậm chí thượng cẳng chân, hạ cẳng tay ngay trước mắt con cái, vô tình họ đã trở thành một bằng chứng xấu xí của hôn nhân.

Và nếu trước kia, chị nhất quyết không ký đơn ly dị để “hành hạ”, trả hận với chồng, thì sau khi đã hiểu ra: nhẫn không phải là chịu đựng, mà nhẫn còn là xả bỏ những nỗi nhọc nhằn, uất hận, những đau buồn tủi nhục, để cuộc sống dễ chịu hơn, chị đã ký đơn ly dị, nhằm giải thoát cho cả gia đình thoát khỏi cảnh “địa ngục trần gian”.

Chữ nhẫn giống như vàng.

Đọc kỹ những câu răn về chữ nhẫn, ta sẽ thấy, muôn màu cuộc sống bày ra trong sức mạnh của chữ nhẫn. Chữ nhẫn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người.

“… Có khi nhẫn để xoay vần/ Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa/ Có khi nhẫn để vị tha/ Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù/ Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu/ Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường/ Có khi nhẫn để vô thường/Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai/ Có khi nhẫn để lắng tai/ Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng/ Có khi nhẫn để bao dung/ Ta vui người cũng vui cùng có khi/ Có khi nhẫn để tăng uy/ Có khi nhẫn để kiên trì bền gan…”.

Việc lấy đức nhẫn làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ Nhẫn.

Trong cuốn “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết: “Chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; Chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy hoại nguyên khí; Chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; Phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí”…

Cũng như câu tục ngữ của Việt Nam: “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu”. Tự tìm được cho mình một chữ nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống, và nếu biết sử dụng chữ nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô biên!

Hồng Thu (24681)

LÀM SAO ĐỂ THA THỨ


Dương Phú Cường
Không hiểu sao mình không thích người ấy! Có điều gì bất ổn giữa mình với họ. Chuyện rất bình thường ở cuộc đời mà đôi lần làm lòng ta đau nhói!

Không hiểu sao mình thương người ấy? Thích ở gần, thích chuyện trò, thích những cử chỉ thân mật, thích gắn kết! Vì sao kỳ lạ vậy? Khi vừa gặp là mình đã vui, người xưa gọi là họ có duyên với nhau?

Không hiểu sao mình ghét người ấy, mặc dầu họ không làm hại gì mình? Sự ghét thương nằm sâu kín trong lòng, như có sẳn từ muôn kiếp trước.
Không hiểu sao mình thù người ấy mãi trong lòng, mỗi khi nhớ đến thì lòng căm giận! Sự thù hận đầy ắp trong trái tim mình không thể nào xoá được?

Đó là sự ghét thương, đó là bảy thứ tình, gọi là thất tình. Ẩn sâu kín trong lòng người, thường tỉnh thức sẽ thấy nó thường hiển hiện. Đó là nơi cần chuyển đổi và tu sửa, là nơi sẽ trả lời trước Trời đất.

Dẫu với ai, Thiên Chúa đòi con “khi dâng của lễ nếu trong lòng còn giận bất cứ ai thì hãy để đó và đi làm hoà với anh em rồi hãy dâng lễ” nếu không chả ích lợi gì? Dâng lễ không quan trọng bằng hoà bình giữa anh em! Hoà trong lòng, trong tâm hồn chứ không phải hoà ở dấu chỉ bên ngoài. Vì Chúa biết bên trong mà không cần ngó bên ngoài, đừng lừa ngài như lừa nhân loại, ngài biết sự thật lòng nơi con người. Khó ở chổ đó! Nếu không thường thấy lòng mình thì không thể thay đổi được.

Trong đời vạn cảnh, biến ảo chao động, đảo điên…sự thù hận không dứt, ghen ghét đố kỵ không ngừng. Yêu thương, khinh ghét, ưa chuộng, tránh xa, ham thích…luôn thường biến hiện. Ai ngăn trở thì dẫn đến khinh ghét thù hận.

Sự thật người với người cũng ít khi dẫn đến thù hận sâu xa, nhưng thường xa lánh, tránh mặt … nhưng Thiên Chúa lại muốn con người đối diện nhau như: “Ta đói các ngươi không cho ăn, Ta khát các ngươi không cho uống, Ta mình trần các ngươi không cho mặt, Ta tù đày các ngươi đã không viếng thăm”, sự hiện diện thỏa mãn nhu cầu của anh em, chứ không phải chỉ có mặt là đủ. Khốn nổi là Ngài không có cho chúng ta loại trừ một số người mà con không ưa mà là tất cả, trong đó có bọn con cả đời không muốn gặp nữa? Than ôi khó quá Chúa ơi, e rằng không thể được!

Nếu không được thì Ta không biết ngươi?

Trời ạ, nghiệt ngã quá, khó khăn để vào Nước Trời quá.
Ngay đây chúng ta phải giải quyết: bằng cách nào để tha thứ cho kẻ thù ta?
Vì nếu không tha, thì dù xưng tội, dù tham dự thánh lễ, dù suy niệm Tin Mừng, dù có chức thánh, dù trọn đời trinh tiết, dù thề một vợ một chồng, dù ăn chay ngày thứ sáu hàng tuần, dù đọc kinh tối luôn luôn, dù làm giáo sĩ đạo cao đức trọng, dù cả đời không lăng nhăng với các bà các ông, dù năng lần hạt như mẹ Maria thường dạy…. Vẫn không vào được Nước Trời. 

Đọc thêm một câu Phúc âm cho chắc có đúng như thế không? Thưa thầy con phải tha mấy lần? Chúa nhìn con! sao con hỏi tha mấy lần? Khỏi đếm con ơi, đếm chi cho mệt, “bảy mươi lần bảy”, con biết làm toán nhân không con? Luôn luôn tha, con không còn cách khác.

Sự tha thứ nầy không phải cố gắng tha, không phải tha ở bên ngoài, không phải giả bộ tha làm dáng đạo đức, không phải tha để cho người ta khen đâu con ơi! Mà phải tha thứ tự trong lòng, nơi ấy có Chúa ngự và Ngài thấu hiểu lòng con! Con tha hay không, không có lừa Ngài được, vì Ngài ngồi cả ngày đêm ở đó, không bao giờ ngũ đâu mà tưởng ngài không biết! Như thế sự tha thứ trọn vẹn chỉ con với Chúa biết mà thôi, con chỉ nên biết Tâm mình là được rồi.

Sự tha thứ nầy không phải một ngày mà con tha thứ được, không phải cảnh này con tha được rồi mọi cảnh khác đều được, gọi vạn duyên đều thông đâu? Mà lúc hoàn cảnh nầy tha được, nhưng đến hoàn cảnh khác đành chịu! Nên phải đi trong đời, ứng hiện vạn cảnh lòng vẫn an bình thì mới tạm gọi nơi con không có lòng thù hận. 

Nhiều lúc với cảnh nầy lòng an nhiên, nhưng đến cảnh khác lòng như sóng gào, đêm nằm trong cảnh thanh tịnh của đêm trường mà trong tâm can như lữa cháy. Bởi vì sự thù hận chính là lữa, là sự cuồng, là hoả vô hình nung đốt tâm can, là lữa hoả ngục đó con để ý là thấy, thật hoả ngục ở tại tâm con rồi.
Như thế làm cách nào để tha thứ cho kẻ thù?

Trước hết kẻ thù chính là do tâm con hiện tưởng, nghĩ tưởng mà thành, thật ra có người gây cho con đau khổ, nhưng kẻ thù hiện trong con là do lòng con nghĩ tưởng mà thành. 

Nghĩ lâu ngày thành định tưởng là tư tưởng càng lúc càng kết chặt. 

Từ đây ngày đêm nung nấu để trả thù, dẫn đến hành động tổn thương kẻ thù của con, là con đã tạo định nghiệp, có nghĩa là từ hư vọng tạo thành tướng hiện dẫn đến nghiệp quả. Đã gieo gió rồi sẽ bão. Oan oan tương báo chừng nào mới hết sự thù hận. 

Nếu con nghĩ, nó là kẻ làm hại con, thì sự nghĩ ấy biến thành thực.
Nếu con nghĩ, sự việc ấy là Trời khiến nó làm cho con, để giúp con chịu, trả lại điều con làm từ trước. Nghĩ như thế nó là người làm ơn cho con. Mà thật, mọi sự trong đời hiện ra đều do từ Trời, do quy luật biến hiện đồng ứng, nên có trách thì con phải trách Trời mới đúng , vì sao con lại trách người?

Nếu nó do không biết mà làm hại con, thì con theo lòng từ bi, con phải thương nó nhiều hơn. Hành vi hại người, làm cho chính nó khốn khổ chứ không phải con? Hiểu như vậy con phải thương nó nhiều hơn mới đúng lời Thiên Chúa đã dạy cho con. Đức Phật ngài cũng dạy như thế! Con theo ai mà làm khác được?

Sự ác hiện ra trong đời con, nếu con nghĩ đây là cơ hội đền bớt những điều xấu ác, mà chính mình đã vô tình hay hữu ý làm hại con người. Thì điều kẻ khác hại con lại chính là điều lợi. Con không dám cầu nó đến, nhưng khi nó đã đến con hóa giải bằng cách nhận và thương. Phương cách nầy đã làm con ở trong Nước Trời lập tức, lợi quá phải không? Con chọn cách nào?

Để tha thứ cho kẻ thù con phải trở vào tâm của mình, con phải trở lại với lòng con, hay con phải gặp Thiên Chúa thật ngự nơi lòng con, chứ con đừng chạy ra ngoài, đừng dùng trí óc suy tưởng, đừng dùng kinh nghiệm để giải quyết nó. Vì lỗ quá, phi lý quá con không giải nỗi nó đâu?

Như thế giải quyết sự tha thứ bằng cách trở lại với lòng mình và gặp Thiên Chúa đích thực. Người ta thường nói “chư thiên độ trì” hay “đồng thanh tương ứng” hay “không có Ta các con chẳng làm gì được”… việc nầy rất khó mà khi đã có Thiên Chúa trợ giúp và với lòng con thực muốn tha thứ thì mới làm được, một mình Thiên Chúa cũng đành chịu, một mình con cũng chào thua! Con có thấy như vậy không? 

Trở lại với lòng mình chính là tâm thức cầu nguyện, càng trở lại nhiều con càng có sức mạnh, càng mạnh con mới làm được sự tha thứ chân thành. Đi đường ấy lợi hơn đi kiểu tính toán trần gian.
Khi hạnh phúc òa đến, con sẽ hiểu rằng sự tha thứ đã hiện thực, khi chưa có hạnh phúc, con hãy cầu nguyện nhiều hơn. 

Dương Phú Cường

Sức mạnh của tâm thanh tịnh (Minh Hạnh chuyển biên)


Hôm nay chúng ta học một câu chuyện bổn sanh, qua câu chuyện đó chúng ta có được một bài học nói về sức mạnh của tâm thanh tịnh và sự suy sụp của tâm bất tịnh. Câu chuyện hiện tại và câu chuyện quá khứ Đức Phật Ngài kể lại cho thanh niên Balamon nghe giống nhau, khi một người dầu trước đó có thông minh và nhớ nhiều thuộc lòng các chân ngôn và đọc lại những chơn ngôn đó thông suốt, nhưng về sau tâm của người này bị vẩn đục bởi phiền não chi phối thời khả năng trí nhớ và trí tuệ người ấy không có được như xưa. Xuyên qua câu chuyện này chúng ta phải làm gì để khắc phục được khi trí nhớ bị mất và trí tuệ bị lu mờ. Chúng tôi sẽ chia sẻ với qúi vị qua những nội dung đó.

Trước hết chúng ta hãy phân tích thế nào là trạng thái tâm thanh tịnh và thế nào là trạng thái tâm uế nhiễm.

Trạng thái tâm thanh tịnh ở đây là nói đến trạng thái tâm tịnh hảo thuộc về thiện pháp. Tâm tịnh hảo có ba là tâm thiện, tâm quả, và tâm tố tức là có vi tác. Nhưng đối với những tâm hoạt động như tâm học hỏi thuộc lòng và suy nghĩ về pháp, đối với kẻ phàm phu chúng ta tâm hoạt động như thế là tâm thiện, tâm tịnh hảo thuộc về thiện pháp. Tâm quả thuộc về đổng lực thì chỉ có tâm quả siêu thế thì phàm phu chúng ta chưa đạt được. Tâm tịnh hảo thuộc về đổng lực tố thì tâm đó là tâm của vị A La Hán, chúng ta cũng chưa có được. Chúng ta chỉ có mỗi một thứ tâm tịnh hảo thuộc về đổng lực đó là tâm thiện. Tâm thiện này vì nó có những thuộc tính phối hợp, thuộc tính tương ưng tức là vô tham-alobha, vô sân-adoha, vô si-amoha. Lại thêm nữa là có những thuộc tính thuộc tịnh hảo chẳng hạn như có tín, có niệm, có tàm, có qúi, có tâm thuộc tính trung hoà hay là sở hữu tâm hành xả, có tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, vì có những đặc tính như vậy cho nên tâm tịnh hảo trở nên thanh tịnh tốt đẹp. Với trạng thái tâm thanh tịnh tốt đẹp này mới phát triển được trí tuệ và duy trì được trí nhớ. Cũng giống như một cái chai sạch chúng ta có thể đựng nước sạch lâu ngày, và cái chai bị bẩn nếu chúng ta dùng cho dù để đựng nước sạch thì một hai ngày sau nó sẽ làm nước trở nên bẩn như thế nào. Thì ở đây chúng ta nên hiểu chai sạch chỉ cho trạng thái tâm thanh tịnh và chứa nước là chỉ cho những điều chúng ta học hỏi những kiến thức chúng ta đã có do nơi trí tuệ và trí nhớ đã thành tựu được. Thì trí tuệ và trí nhớ đó nếu như được duy trì bởi tâm tịnh hảo với một nếp sống thanh tịnh lành mạnh trong sáng thì trí tuệ và trí nhớ đó phát triển và duy trì được lâu dài. Đó là ý nghĩa tâm thanh tịnh.

Thế nào là tâm uế nhiễm? Tâm uế nhiễm ở đây là chỉ cho trạng thái tâm bất thiện akusalacitta và tâm bất thiện này có ba loại: tâm bất thiện bị tham chi phối, tâm bất thiện bị sân chi phối, tâm bất thiện không có tham không có sân nhưng bị hoài nghi và phóng dật chi phối đó gọi là tâm si. Thì tâm làm cho suy sụp trí nhớ và trí tuệ tâm bất tịnh đó là tâm cấu uế chính do tâm bị tham chi phối, bị sân chi phối, bị hoài nghi bị phóng dật chi phối. Khi một người sống nhiều với tâm bất thiện thì những gì mà trước đây họ học hỏi được do trí nhớ và trí tuệ thành tựu thì bây giờ chính do tâm bất thiện này làm cho suy giảm, đó là ý nghĩa về tâm ô nhiễm.

Như vậy thì ở đây chúng ta thấy những điều tốt đẹp nào chúng ta đã có được nếu những điều tốt đẹp đó được duy trì bởi trạng thái tâm thiện tâm tịnh hảo thì những điều tốt đẹp đó sẽ còn tốt đẹp mãi, còn nếu những điều tốt đẹp nào bị tâm bất thiện tham sân si chi phối thì điều tốt đẹp đó sẽ mất đi. Bài học của chúng ta hôm nay là sự nguy hại của tâm cấu uế và sự lợi ích của tâm thanh tịnh. Qua câu chuyện này thì chúng ta đã thấy rõ chàng thanh niên trong quá khứ là tiền thân của chàng thanh niên hiện tại, chàng thanh niên này trước đây khi tâm chưa bị quấy nhiễm bởi tham, bởi sân, bởi si, bởi hoài nghi, bởi phóng dật, thời anh ta học chân ngôn rất dễ mau thuộc mau nhớ và nhớ lâu khi đọc lại chân ngôn đó anh ta đọc rõ từng câu một thứ lớp trật tự, đó là do lúc bấy giờ tâm của anh ta chưa bị quấy nhiễu, nhưng cho đến khi anh ta lập ra đình rồi thì những sự tham chấp ái luyến đối với vợ, thương yêu con cái, rồi dính mắc tài sản lại bận rộn nhiều gia sự, có khi sân giận bất bình, có khi thì bị hôn trầm thụy miên dã dượt, có khi thì bị phóng dật suy nghĩ miên man, thì lúc bấy giờ anh ta không còn khả năng để nhớ được những chơn ngôn mà trước đây anh đã học thuộc. Sự kiện đó rất dễ dàng để cho chúng ta hiểu một điều là nếu chúng ta muốn duy trì pháp tốt đẹp thì chúng ta phải giữ tâm an tịnh, chỉ có tâm an tịnh thì mới giúp cho trí nhớ và trí tuệ của chúng ta đã được phát triển được duy trì.

Chúng ta biết rằng khi nước trong thì mới thấy được những sinh vật sống dưới đáy nước thậm chí là hòn sỏi hay cát ở dưới nước cũng thấy được. Nhưng khi nước bị vẩn đục cá lội, hay cua sò ốc hến ở dưới đáy hồ cũng không thấy được, hoặc những hạt sỏi những viên đá nằm dưới đáy hồi cũng không thấy được. Ở trong cuộc sống có những điều nguy hiểm mà chúng ta không để ý khi tâm bị tham chi phối nhiều, chúng ta bị sân chi phối hay bị phóng dật hôn trầm thì chúng ta nghĩ đó là chuyện thường, tâm phàm phu là như vậy thôi, nhưng nếu chúng ta tiếp tục để tâm bị cấu uế bởi những triền cái như vậy thời chúng ta sẽ đánh mất đi trí tuệ và trí nhớ của chúng ta. Chúng ta không nên xem thường.

Nói đến điều này chúng ta có rất nhiều điểm để bàn đến, trước nhất chúng ta nói về bốn sự kiện mà Tôn Giả Xá Lợi Phật đã thuyết giảng cho chư tỳ kheo Ngài đưa lên bốn thí dụ:
1) Có người đi chợ mua bát đồng sạch sẽ bóng loáng rực rỡ vàng ánh khi đem về người đó không dùng tới bỏ vào xó nhà lâu ngày bụi đóng và bị hen rỉ lên ten và cái bát đồng ngày xưa bóng loáng nay bị dơ bẩn cấu uế. Trạng thái tâm từ chỗ trong sạch, có người từ trạng thái tâm trong sạch đi đến cấu uế là như vậy, tức là người này trước đây tâm hiền thiện tốt đẹp nhưng rồi sau này để phiền não chi phối thì trạng thái tâm trở nên dơ bẩn cũng giống như cái bát đồng dơ vậy.
2) Thí dụ thứ hai là có người mua cái bát đồng ngoài chợ về rất cũ kỹ bụi bám đầy. Nhưng khi đem về người ấy siêng lau chùi đánh bóng và chăm sóc mỗi ngày thì dần dần bát đó trở nên bóng loáng sạch sẽ. Cũng như một người trước đây mặc dầu tâm cấu nhiễm nhưng sau đó nhờ khéo tu tập thiện pháp cho nên người này trở thành thanh tịnh. Hạng người này được ví dụ như bát đồng thứ hai.
3) Thí dụ thứ ba Ngài Xá Lợi Phất đã thuyết rằng có người mua bát đồng từ ngoài chợ đem về, cái bát đồng đó sạch sẽ sáng loáng, khi người đó trở về nhà người này siêng năng mỗi ngày lau chùi, cái bát đã sạch lại sạch thêm, đã bóng lóang lại bóng loáng thêm. Cũng thí dụ như hạng người trước đây tâm thanh tịnh tốt đẹp thiện pháp rồi lại còn cố gắng duy trì thiện pháp đó và một mực tu tập không thối chuyển cho nên họ từ thanh tịnh này đi đến thanh tịnh khác.
4) Thí dụ thứ tư ví như hạng người giống như cái bát đồng mà một người mua từ chợ đem về dơ bẩn hen rỉ cấu uế và đem về người chủ bỏ vào một xó không dùng, không chăm sóc lau chùi, thế là cái bát đồng này đi từ cấu uế đến cấu uế, nó đã dơ bẩn bây giờ nó càng dơ bẩn hơn, nó đã tối bây giờ càng tối hơn. Cũng như hạng người mà trước đây tâm của họ có quá nhiều phiền não cấu uế vì không khéo tu tập, trái lại họ càng dung chứa phiền não làm cho tâm đi từ cấu uế này đến cấu uế khác.
Đó là bốn hạng người được Tôn Giả Xá Lợi Phất thuyết như là bốn cái bát đồng.

Làm như thế nào để chúng ta có thể duy trì được một trạng thái tâm đã thanh tịnh càng thanh tịnh và một trạng thái tâm đã bị cấu uế trở lên thanh tịnh để đem lợi ích cho mình và cho người khác? Có những pháp môn tu tập sẽ giúp cho chúng ta gột rửa được những trạng thái tâm. Những sự tu tập đó là gì? Chúng ta có ba việc tu tập:

Pháp tu tập thứ nhất là: Giới, tính chất của giới giống như hàng rào để ngăn chận sự xâm nhập của kẻ trộm như thế nào thì giới sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của phiền não tạo nên những điều quấy ác. Như vậy việc tu tập trước tiên là chúng ta phải giữ giới, chúng ta phải sống phản tỉnh phải xét lại thường xuyên về giới trong ngày mà chúng ta có thân hành, có khẩu hành, có ý hành. Những thân hành nào thuộc về thiện pháp có lợi ích được bậc thiện trí tán thán thì chúng ta duy trì hành động đó, còn thân hành nào bị bậc trí chỉ trích thì nó thuộc bất thiện pháp hại mình hại người, đưa đến khổ đau, chúng ta ngưng ngay hành động đó bằng giới. Lời nói (khẩu hành) cũng vậy nếu chúng ta thường xuyên cảnh tỉnh suy xét về lời nói của mình đã nói đang nói và sẽ nói xem coi lời nói đó có lợi hay bất lợi, đưa đến hạnh phúc hay đau khổ được người trí tán thán hay chỉ trích. Có suy xét như vậy chúng ta mới áp dụng lời nói, lời nói nào có lợi mình lợi người, lời nói nào đưa đến sự an lạc, lời nói nào mà được bậc thiện trí thức tán thán thì chúng ta nên nói lời nói đó, còn lời nói nào quấy bất thiện thì chúng ta nên từ bỏ. Chúng ta giữ giới tức là phải phản tỉnh tam nghiệp như vậy, phải phản tỉnh thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp như vậy. Sự giữ giới đó mới giúp cho chúng ta gột rửa được những ác bất thiện pháp đã sanh và làm cho những thiện pháp đã sanh được duy trì. Đó là cách tu tập thứ nhất để giúp cho chúng ta tâm ý thanh tịnh.

Pháp tu tập thứ hai là: Định. Tu tập về định có ba trường hợp:
1)Tu tập về định thuộc chánh tinh tấn là luôn luôn phải biết khích lệ sách tấn nội tâm đừng để sự biếng nhác sanh khởi, sự biếng nhác ở đây là hôn trầm thụy miên tức là sự buồn ngủ dã dượi, khi trạng thái tâm buồn ngủ dã dượi đó thuộc về hôn trầm triền cái thì cũng giống như là nước đóng rong, nước ao tù lâu ngày sẽ đóng rong làm cho nước trở bẩn đục, đó là trạng thái tâm thụ động biếng nhác, mà tâm thụ động biếng nhác là điều nguy hại cho trí tuệ và trí nhớ phát triển. Hãy xem như là một sự cấu uế chúng ta phải cần đến chánh tinh tấn trong phần định học, hãy tu tập cái đó. Trong cuộc sống của chúng ta có đôi khi chúng ta nghĩ rằng mình siêng làm việc thì như vậy được gọi là tinh tấn, không phải như vậy, sự tinh tấn để làm cho tâm thanh tịnh đó tức là chúng ta phải làm sao có sự tinh tấn nỗ lực ở tâm, trạng thái tâm không bao giờ thụ động tiêu cực, không bao giờ chùng lại giống như lông chim gặp lửa thì bị quéo lại, chúng ta đừng nghĩ rằng trạng thái uể oải biếng nhác đó chỉ là một hiện tượng tâm sinh lý bình thường của một người khi làm việc quá nhiều rồi cơ thể sinh học có dấu hiệu đó để báo cho biết để nghỉ ngơi. Chúng ta cứ nghĩ như vậy thì xem chừng lâu ngày tâm của chúng ta sẽ muội lượt, trí nhớ và trí tuệ chúng ta sẽ bị cục bộ. Cho nên tu tập về định chi phần thuộc chánh tinh tấn rất quan trọng.

2)Tu tập về định chi phần thứ hai là tu tập chánh niệm-sammasati. Nếu mỗi ngày chúng ta đều trao dồi trí tuệ, trao dồi chánh niệm cho bén nhạy, nghĩa là khi đi, đứng, nằm, ngồi, đều có sự tỉnh táo nhận biết ý thức được hành động đang làm, trạng thái tâm hay là cảm thọ đang sanh khởi như thế nào ghi nhận như thế đó, thậm chí là hơi thở ra, hơi thở vào chúng ta cũng biết rõ đây là hơi thở đang thở ra, đây là hơi thở đang thở vào, chúng ta có chánh niệm như vậy. Chánh niệm được tu tập lâu ngày sẽ giúp cho trí nhớ của chúng ta bén nhạy. Những bậc thánh nhân những bậc đại nhân khi chánh niệm thuần thục bén nhạy vị đó có thể đạt đến một trí nhớ siêu nhân. Trí nhớ không phải nhớ những gì đã xảy ra trước đây trong kiếp sống này mà nhớ luôn cả những kiếp sống trong quá khứ như là túc mạng minh v.v... cái trí nhớ rất quan trọng, chúng ta duy trì trí nhớ bằng cách có chánh niệm. Bây giờ chúng ta tu tập chánh niệm là vừa, đừng để tâm bị phóng dật lâu ngày, mơ mộng suy nghĩ miên man. Chúng ta không kéo tâm trở về chánh niệm thì có thể là giờ về già sẽ bị lẫn, quên trước quên sau. Thường thường trong cuộc sống đôi khi chúng ta lại biện hộ binh vực và ca tụng về trạng thái chúng ta mất trí nhớ lãng trí. Thí dụ như trong tay cầm cái chìa khóa cửa mà chúng ta không hề nhớ biết cứ loay hoay đi tìm cái chìa khóa, rồi có người chỉ lúc bấy giờ mình mới nhận ra là cái chìa khóa đang cầm trong tay, rồi cười xòa bỏ qua. Chúng ta cười như vậy có đôi lúc cảm thấy hãnh diện vì bận công việc nhiều quá cho nên quên trước quên sau, chúng ta hãnh diện về điều đó, nhưng mà chính cái hãnh diện đó là chúng ta dung túng cho trạng thái tâm cấu uế mất chánh niệm. Mất chánh niệm thì trí tuệ và trí nhớ của chúng ta sẽ giảm. Có những vị xuất gia thoạt đầu khi còn trẻ thì tâm của vị đó còn chánh nhiệm, còn có sự chú ý nhiều, nghĩa là không màn đến Phật tử đến cúng dường trai tăng lợi lộc phát sanh hay là không nghĩ đến chức sắc ở trong giáo hội v.v... thì lúc đó học kinh kệ rất nhiều rất sâu sắc, thuộc rất nhiều kinh điển nhưng rồi một thời gian sau lo làm công việc này công việc khác, bận rộn với việc trụ trì hay việc đi lễ hội chỗ này chỗ kia v.v... sắp xếp công việc bỏ quên cái hiện tại rồi lâu ngày bắt đầu quên chi pháp, có những câu chuyện những câu Phật ngôn mà mình đọc được trong Tăng Chi Bộ hay là Tương Ưng bộ kinh Trường bộ kinh v.v... hồi lúc còn nhỏ thì chúng ta nhớ kỹ lắm, nhưng đến khi chúng ta lớn tuổi rồi chúng ta quên mất. Cái quên đó chúng ta thường hay đổ thừa là tại vì cái thân già rồi cho nên bộ óc không được minh mẫn không được sáng suốt nhạy bén như hồi còn trẻ. Chúng ta đổ thừa cho cái thân bị già nhưng thực ra chính do vì chúng ta bỏ quên chánh niệm không chịu thường xuyên trao dồi chánh niệm cho nên chúng ta bị như vậy, chứ nếu là các vị A la hán hoặc như Đức Phật ở trong kinh điển giải thích rằng dầu cho Ngài đã lớn tuổi nhưng mà đối với các vị như Đức Phật lúc ấy tinh thần Ngài vẫn minh mẫn đặc biệt Ngài còn minh mẫn đến độ mà Ngài thuyết pháp độ cho vị đệ tử cuối cùng là du sĩ Subhadda chứng Alahan quả và những gì mà Đức Thế Tôn Ngài đã truyền giảng trong ngày giờ cuối cùng những giây phút tối hậu đó cho đến ngày hôm nay chúng ta đọc qua chúng ta thấy vẫn mang một giá trị giải thoát như khi Đức Thế Tôn ở lúc tuổi đương thời. Ngài giác ngộ năm 35 tuổi và trong thời gian đó Ngài thuyết pháp cao siêu và hướng thượng như thế nào, khéo thuyết như thế nào thì khi tuổi về già 80 tuổi rồi pháp đó vẫn là pháp đó chứ không sai suyển không quên được, không có thể quên trước quên sau nói rồi mà quên đi lập lại lập lại như chúng ta. Người già của chúng ta thường thường kẻ phàm phu chúng ta hay bị tình trạng nhiều khi có câu chuyện chúng ta mới nói ngày hôm qua với người ấy bữa nay gặp lại chúng ta nói nữa chúng ta kể nữa, chúng tôi gặp những người như vậy chúng tôi cũng sợ lắm. Và chúng ta nghĩ rằng khi chúng ta về già chắc chắn là phải bị như vậy rồi nếu mà chúng ta bỏ quên chánh niệm. Cho nên người xưa có một danh nhân nói: "Tôi không sợ già mà tôi sợ cái tật của người già." Chúng ta đừng có sợ, chỉ sợ cái mà chúng ta bỏ quên chánh niệm thôi, chúng ta hãy tu tập như thế.

3) Chánh định cũng là chi phần của định. Là chúng ta cố gắng làm sao tập trung tư tưởng, mỗi ngày chúng ta phải dành ra 5 phút để tập trung tư tưởng, 5 phút, 10 phút cũng được. Sự tập trung tư tưởng đó theo cách thiền chỉ cũng được và thiền quán cũng được. Nghĩa là chúng ta phải có sự định tâm, nhờ sự định tâm đó chúng ta sẽ làm việc sáng suốt minh mẫn. Nếu để cho tâm tán loạn lao chao phóng dật như vậy tâm không có được thanh tịnh. Cũng giống như ngọn đèn nếu đứng yên thì ngọn đèn đó sẽ toả ra ánh sáng, còn khi ngọn đèn trước gió nó cứ chập chờn chập chờn, như ngọn nến chẳng hạn để trước gió nó cứ chập chờn ngả bên đây ngả bên kia làm cho ánh sáng không được tỏ rõ. Thì định tâm cũng giống như ngọn đèn được giữ yên ánh sáng tỏa rõ ràng. Còn khi ánh sáng chập chờn ngọn đèn mà leo lét chập chờn thì cũng giống như trạng thái tâm phóng dật.

Cho nên ở đây cách chúng ta tu tập về định để trí tuệ và trí nhớ của chúng ta duy trì và phát triển tốt là chúng ta phải có chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Tu tập về tuệ. Trí tuệ không phát sanh đến những người không suy luận chúng ta phải thường xuyên trao dồi. Trí tuệ chúng ta không phải là một đặc ân của trời cho mà cũng không phải là bẩm sinh người có trí tuệ rồi trí tuệ đó giữ vững mãi, không phải là như thế, trừ ra đối với một bậc giác ngộ bậc đã chứng đạo quả thì trí tuệ của vị đó là bất động trí, còn trí tuệ của phàm phu chúng ta thì luôn luôn bị giao động cho nên chúng ta phải tu tập về trí. Chúng ta tu tập về trí là tu tập về giới, định và tuệ.

Tu tập về tuệ ở đây chúng ta tu tập theo hai chi phần:

1 - Chi phần thứ nhất của tuệ - là chúng ta phải có chánh kiến. Chánh kiến là chúng ta phải suy xét đúng chỗ nào mà chúng ta có sự hoài nghi thì chúng ta nên hỏi lại, những cái gì chúng ta hiểu còn cạn thì cố gắng suy luận để hiểu cho sâu và hiểu theo hướng chân chánh, đúng pháp, đúng lý nhân quả. Và kinh điển Đức Thế Tôn đã thuyết giảng là kim chỉ nam cho chúng ta để chúng ta suy luận một cách chính xác. Thường thường thì chúng ta có một quan niệm rất sai lệch là chúng ta nghĩ rằng người tu tập theo pháp môn này theo hệ phái kia, hay là người có chánh kiến nếu đi theo hệ phái môn phái tông phái khác thì là người tà kiến. Điều đó không phải. Tà kiến và chánh kiến không phải dựa vào hình thức đó. Dầu cho người này đang ở trong phòng có tủ kinh điển Tam Tạng nhưng người này không chịu đọc và không chịu suy luận thì người này vẫn có tà kiến như thường. Chứ không phải là nói rằng ở trong thư viện của chùa chúng tôi có đầy đủ Tam Tạng và chú giải thì chúng tôi sẽ là người có chánh kiến. Không phải như vậy. Do chúng ta suy luận hoặc là do chúng ta nghe người khác giảng giải.

Nguyên nhân phát sanh lên chánh kiến có ba:

a) Một chúng ta nghe pháp từ nơi người khác, nghe người khác giảng giải phân tích, chúng ta hiểu rồi phát sanh ra chánh kiến.
b) Thứ hai khéo tác ý mà phát sanh ra chánh kiến tức là khéo suy luận và khi chúng ta có được cái nhìn chân chánh thì lúc bấy giờ nó sẽ giúp chúng ta duy trì được trí nhớ và trí tuệ. Ở đây có một loại chánh kiến chúng tôi xin mách nước cho qúi vị. Qúi vị làm sao nhớ cho một điều là hễ ở trong cuộc sống cái gì xảy ra chúng ta đều suy xét bằng cách là pháp hữu vi là vô thường, có sanh thì có diệt, cái gì có sanh khởi thì cái đó phải bị hoại diệt. Chúng ta suy xét về tánh chất vô thường thì đó cũng là một yếu tố phát sanh lên chánh kiến. Rồi chúng ta suy xét về sự khổ ở trong cuộc đời, cái gì vô thường biến hoại thì cái đó mang tánh chất khổ, thương phải xa ghét phải gần hay là già bị bệnh, bị chết, bị người khác đánh đập v.v... thì cái nào cũng phải khổ cả. Khi chúng ta đang dự tiệc vui, trong tiệc vui đó chúng ta phải biết có cái mầm đau khổ là bởi vì cuộc vui nào cũng tàn, cuộc họp nào rồi cũng tan. Chúng ta cứ tập suy xét. Hoàn cảnh nào chúng ta cũng thấy có cái khổ ở trong đó, tế nhị nhất là cái khổ trong pháp vô thường chúng ta cũng phải thấy như vậy thì phát sanh lên chánh kiến.
c) Điều thứ ba là muốn phát sanh chánh kiến thì chúng ta phải thường xuyên tu tập quán thấy sự vô ngã. Quán thấy vô ngã là chúng ta nên biết rằng không có pháp hữu vi nào mà không có duyên trợ tạo tác. Hễ là pháp hữu vi thì đó là pháp hữu duyên. Mà hễ là pháp hữu duyên thì nó theo cái định lý, do cái này có mặt cái kia mới có mặt, do cái kia có mặt thì cái nọ mới có mặt, hễ cái này diệt thì cái kia diệt, cái kia diệt thì cái nọ diệt, duyên hệ và duyên sinh như thế. Như vậy tất cả đều là rỗng không. Pháp hữu vi cũng giống như một đống cát thấy một đống cát vụn, với thân ngũ uẩn này chúng ta tập suy xét về vô thường, khổ não, và vô ngã thường xuyên như thế thì chúng ta sẽ phát sanh chánh kiến.

2 - Chi phần thứ hai của tuệ - là chúng ta tu tập chánh tư duy, hễ mỗi lần suy nghĩ cái gì thì phải là suy nghĩ với tư tưởng ly dục không đắm nhiễm, mỗi lần suy nghĩ là suy nghĩ bằng tâm mát mẻ bằng trạng thái không sân hận, rồi chúng ta phải suy nghĩ với tư tưởng bất hại, không nên tối ngày từ sáng đến chiều lo suy nghĩ thù hận người này ghét người kia, tìm mưu này kế nọ làm cho chúng sanh khác đau khổ để trả thù để cho hả giận v.v... Tư duy của chúng ta hàng ngày là phải ly dục tư duy, vô sân tư duy, và bất hại tư duy, chúng ta tu tập như thế thì thử hỏi làm sao tâm chúng ta lâu ngày không được thanh tịnh, với một người mà tư duy vô tham, tư duy ly dục, tư duy vô sân, và tư duy bất hại thì trí tuệ càng lúc càng sáng lên bởi vì đó là mảnh đất phong phú màu mở là một giòng nước trong suốt có thể thấy được tới đáy hồ hay đáy suối đáy sông.

Ở đây chúng ta cần phải hiểu giá trị của tâm thanh tịnh đem đến nhiều lợi lạc cho mình và cho người khác: trước nhất là để duy trì trí nhớ, hai là để làm sao duy trì trí nhớ và trí tuệ tốt để chúng ta có trí tuệ sáng suốt minh mẫn, từ lúc còn trẻ cho đến khi trung niên cho đến khi lão niên lúc nào trí tuệ trí nhớ của chúng ta cũng sáng suốt minh mẫn tỉnh táo thì đó là một điều tốt. Còn nếu chúng ta không tu tập theo giới, theo định, theo tuệ, bằng cách này thì như vậy là đã khuấy đục nội tâm này làm cho trí nhớ trước đây bị giảm thiểu xuống và mất đi, thì nó sẽ đưa đến hại mình hại người . Cho nên trong bài học này là một câu chuyện Đức Phật Ngài đã chỉ nhắc kinh Bổn Sanh thôi để cho chàng thanh niên đó nghe xong thì rất hoan hỉ và chứng Tu Đà Hườn ngộ được pháp. Chúng ta bây giờ nghe câu chuyện này nên học và nên biết ở trong đời sống tu tập có những kho tàng qúi giá mà chúng ta không biết khai thác, chúng ta cứ treo tấm biển để đó thôi rồi ai muốn khai quật ai muốn tìm hiểu thì cũng được, chúng ta không tự mình để tìm tòi cái kho tàng đó, cái kho tàng đó tức là cái pháp thực hành để duy trì chánh niệm được trí nhớ và trí tuệ, chúng ta phải tự mình làm công việc đó chứ không thể ỷ lại vào ai được, chúng ta cầu Đức Phật, Đức Phật cũng không có ban cho chúng ta một trạng thái tâm sáng suốt tỉnh táo được, mà Đức Phật Ngài dạy chúng ta phương pháp thực hành để tâm tỉnh táo sáng suốt, chúng ta phải thực hành theo đó.

Hôm nay trong bài học này với câu chuyện Bổn Sanh Anabhirati, chúng tôi xin được trình bày với ý nghĩa bấy nhiêu mong rằng thời pháp đem lại cho chúng ta nhiều lợi lạc và nếu như chúng ta hiểu được hoan hỉ những gì trong thời pháp thì cố gắng cùng nhau tu tập theo đó đừng để cho trí nhớ và trí tuệ bị giảm, khi mệnh chung chết với trạng thái tâm tán loạn thất niệm thì rất nguy hiểm./.

-ooOoo-

Với phước báu mà con tạo nên hôm nay xin hồi hướng đến hương linh của mẹ là Thái Huê, cầu mong bà được thượng hưởng phước lành và chóng viên thành đạo quả.

Phật tử Thiện Pháp Nguyễn Văn Hòa và Minh Hạnh