Một đêm lo âu không ngủ, có thể làm cho đầu bạc nhanh, một cơn nổi nóng làm cho cả sắc mặt con người đổi khác, xấu đi trông thấy... và nếu sự giận dữ đó lắng xuống thành hận thù thì tác hại đối với cơ thể sẽ kéo dài và trầm trọng hơn. Trái lại, niềm vui trong sáng, tình thương rộng mở, niềm phấn khởi của sự sáng tạo v.v... những cảm xúc tích cực như vậy giúp cho nội tâm bình lặng, khiến các tuyến nội tiết bài tiết vào máu nhiều loại chất bổ, giúp cho con người hưng phấn và dường như trẻ lại...
Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, kết hợp với kiến thức cơ bản về đạo Phật, chúng ta có thể thực hiện như sau:
1. Tuyệt đối, không bao giờ có tư tưởng hại người. Đó là tư tuởng mà Phật giáo gọi là bất hại hay ahimsa. Đã có tư tưởng hại người, thì sẽ có lời nói và hành vi hại người. Đã có hành vi hại người, thì ngưòi sẽ hại lại mình. Nội cái tâm sợ người ta hại mình thì cái tâm đó không yên rồi.
2. Không những loại bỏ tư tưởng hại người khỏi tâm thức chúng ta, mà cần loại bỏ tất cả mọi tư tưỏng tiêu cực khác, như ganh tỵ, dối trá, tham lam, giận ghét v.v... Tất cả những tư tuởng đó, được gọi là tiêu cực vì chúng làm rối loạn thân tâm chúng ta, đầu độc thân tâm chúng ta. Những người như thế làm sao có cái tâm yên được.
3. Thay vào những tư tưởng tiêu cực nói trên, chúng ta sẽ thường xuyên, liên tục bồi dưỡng, phát triển những tư tưởng tích cực trong đó, đứng hàng đầu là tình thương yêu, tôn trọng mọi người, mọi vật. Tình thương yêu đó, gọi chung là lòng từ và lòng bi, thường được định nghĩa là hai cái tâm muốn đem niềm vui đến cho mọi người (từ) và thông cảm với, chia sẻ nỗi thống khố của mọi người (bi). Ngoài ra, còn có cái tâm tùy hỷ, luôn luôn sẵn sàng chia sẻ niềm vui với mọi người. Người ta gặp chuyện vui, mình cũng nên vui theo. Tâm đã vui thì cũng được yên, do đó mà có từ ghép an lạc trong kinh điển nhà Phật.
Sống theo 10 thiện, tức là thể hiện trong cuộc sống hàng ngày ba tư tưởng tích cực trên là lòng từ, lòng bi, lòng tùy hỷ. Nội dung 10 thiện là gì, tôi tin rằng tất cả Phật tử chúng ta đều rõ. Do đó, ở đây, trong phạm vi một bài báo ngắn, tôi sẽ không đi sâu phân tích.
Chỉ cần nhắc lại ba điều thiện về thân: 1. Không giết mà coi trọng mạng sống là thiêng liêng. 2. Không trộm cắp mà thường bố thí, kể cả bố thí tài vật và bố thí pháp, tức là giảng giải Phật pháp, giảng giải những điều hay lẽ phải... 3. Không tà dâm mà sống trong sáng.
Bốn điều thiện về lời nói là: 1. Nói lời thật, không nói dối. 2. Nói lời đoàn kết, không nói lời chia rẽ. 3. Nói lời dịu hiền, không nói lời ác độc. 4. Nói lời có ích, không nói lời vô nghĩa.
Ba điều thiện về tâm, về ý nghĩ là: 1. Không tham. 2. Không giận dữ. 3. Không si mê.
Đạo Phật phân biệt rạch ròi về thiện và ác, không hề lầm lẫn. Làm điều thiện, nói và nghĩ điều thiện thì tâm được yên, làm điều ác, nói và nghĩ điều ác thì tâm sẽ không yên.
4. Trong kinh Pháp Cú, phẩm “Tâm” có hai bài kệ mà hàng Phật tử chúng ta nên học thuộc lòng:
“Kẻ thù hại kẻ thù
Oan gia hại oan gia
Không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân” (PC.42)
“Điều mẹ cha, bà con
Không có thể làm được
Tâm hướng chánh làm được
Làm được còn tốt hơn” (PC.43)
Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, kết hợp với kiến thức cơ bản về đạo Phật, chúng ta có thể thực hiện như sau:
1. Tuyệt đối, không bao giờ có tư tưởng hại người. Đó là tư tuởng mà Phật giáo gọi là bất hại hay ahimsa. Đã có tư tưởng hại người, thì sẽ có lời nói và hành vi hại người. Đã có hành vi hại người, thì ngưòi sẽ hại lại mình. Nội cái tâm sợ người ta hại mình thì cái tâm đó không yên rồi.
2. Không những loại bỏ tư tưởng hại người khỏi tâm thức chúng ta, mà cần loại bỏ tất cả mọi tư tưỏng tiêu cực khác, như ganh tỵ, dối trá, tham lam, giận ghét v.v... Tất cả những tư tuởng đó, được gọi là tiêu cực vì chúng làm rối loạn thân tâm chúng ta, đầu độc thân tâm chúng ta. Những người như thế làm sao có cái tâm yên được.
3. Thay vào những tư tưởng tiêu cực nói trên, chúng ta sẽ thường xuyên, liên tục bồi dưỡng, phát triển những tư tưởng tích cực trong đó, đứng hàng đầu là tình thương yêu, tôn trọng mọi người, mọi vật. Tình thương yêu đó, gọi chung là lòng từ và lòng bi, thường được định nghĩa là hai cái tâm muốn đem niềm vui đến cho mọi người (từ) và thông cảm với, chia sẻ nỗi thống khố của mọi người (bi). Ngoài ra, còn có cái tâm tùy hỷ, luôn luôn sẵn sàng chia sẻ niềm vui với mọi người. Người ta gặp chuyện vui, mình cũng nên vui theo. Tâm đã vui thì cũng được yên, do đó mà có từ ghép an lạc trong kinh điển nhà Phật.
Sống theo 10 thiện, tức là thể hiện trong cuộc sống hàng ngày ba tư tưởng tích cực trên là lòng từ, lòng bi, lòng tùy hỷ. Nội dung 10 thiện là gì, tôi tin rằng tất cả Phật tử chúng ta đều rõ. Do đó, ở đây, trong phạm vi một bài báo ngắn, tôi sẽ không đi sâu phân tích.
Chỉ cần nhắc lại ba điều thiện về thân: 1. Không giết mà coi trọng mạng sống là thiêng liêng. 2. Không trộm cắp mà thường bố thí, kể cả bố thí tài vật và bố thí pháp, tức là giảng giải Phật pháp, giảng giải những điều hay lẽ phải... 3. Không tà dâm mà sống trong sáng.
Bốn điều thiện về lời nói là: 1. Nói lời thật, không nói dối. 2. Nói lời đoàn kết, không nói lời chia rẽ. 3. Nói lời dịu hiền, không nói lời ác độc. 4. Nói lời có ích, không nói lời vô nghĩa.
Ba điều thiện về tâm, về ý nghĩ là: 1. Không tham. 2. Không giận dữ. 3. Không si mê.
Đạo Phật phân biệt rạch ròi về thiện và ác, không hề lầm lẫn. Làm điều thiện, nói và nghĩ điều thiện thì tâm được yên, làm điều ác, nói và nghĩ điều ác thì tâm sẽ không yên.
4. Trong kinh Pháp Cú, phẩm “Tâm” có hai bài kệ mà hàng Phật tử chúng ta nên học thuộc lòng:
“Kẻ thù hại kẻ thù
Oan gia hại oan gia
Không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân” (PC.42)
“Điều mẹ cha, bà con
Không có thể làm được
Tâm hướng chánh làm được
Làm được còn tốt hơn” (PC.43)
(Kinh Pháp Cú – Bản dịch Thích Minh Châu)
|