(Dân trí) - Nếu mắt, tai, não của chúng ta không ngừng nghỉ hoạt động thì sẽ bị quá tải. Và theo GS Dương Lực thuộc học viện khoa học Đông Y Trung Quốc, chữa trị các bệnh do tiếng ồn gây ra, một trong những liệu pháp tốt nhất là học cách “tĩnh tâm”.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Mắt “ồn”: Những ánh đèn neon nhấp nháy, những tòa nhà thẳng đứng cao chọc trời, những đám người đông đúc…không có thời khắc nào là không làm cho chúng ta hoa mắt, rối loạn. Thêm vào đó là một “hải lượng” thông tin từ bên ngoài đến làm cho mắt của chúng ta không hề được ngừng nghỉ, tựa hồ như khắp bồn bề đều ở trong bầu không khí ngột ngạt, bồn chồn.
Hơn 90% người có cảm giác mỏi mắt, 40% liên tục sử dụng mắt trong thời gian quá 6 tiếng. Tương ứng với điều này là mảng xanh ít đi, cũng ít nơi tự nhiên, hoang dã, đưa mắt nhìn ra xa, tầm nhìn bị các loại kiến trúc cao tầng mới che khuất, và có tìm thì cũng không tìm lại được màu xanh mơn mởn nhìn “no” mắt trước đây và đôi mắt của chúng ta cũng không tìm lại được phần yên tĩnh đó.
Tai “ồn”: Tiếng ồn gây ra bao nhiêu buồn bực cho chúng ta? Một cuộc điều tra chỉ rõ: 90% cho rằng tiếng ồn nghiêm trọng hơn nhiều so với trước đây; 42,8% cho biết họ thường xuyên nghe tiếng ồn từ các phương tiện giao thông khi ở trong nhà; 36,4% cho rằng không thể chịu đựng được các loại tiếng ồn của hàng xóm. Ngoài ra, tiếng nói to, cãi cọ với nhau của người đi đường, tiếng nhạc hỗn độn thậm chí là cả tiếng nhạc chuông điện thoại “sắc nhọn” đều tăng thêm buồn bực cho chúng ta.
Tim càng “ồn”: “Không phải là tôi không hiểu là thế giới này thay đổi nhanh”, chỉ mỗi câu nói này cũng sẽ nói ra bao nhiêu cội nguồn tâm trạng buồn bực của rất nhiều người. Phó giáo sư Thang Vĩnh Long- học viện tâm lý học đại học Tây Nam -Trung Quốc cho rằng, xã hội chuyển động cấp tốc làm cho chúng ta có cảm giác khả năng điều khiển tương lai của mình ngày càng yếu đi. Cân đo giữa cái được cái mất, lo lắng, buốn bực, trầm cảm, bực bội vân vân cùng đến với những sự thay đổi đó.
Một cuộc điều tra chỉ rõ, lo lắng đã trở thành bệnh thông dụng trong xã hội hiện đại ngày nay. 34% trong số chúng ta thường xuyên có cảm giác lo lắng, 62,9% thỉnh thoảng lo lắng, chỉ có 0,8% thể hiện là chưa hề lo lắng.
Yên tĩnh- phương thuốc không tốn tiền
Chúng ta tích cực theo đuổi ước mơ của mình, nỗ lực làm cho cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn, đây vốn dĩ là một mục đích tốt, nhưng vấn đề là, nhiều người chỉ biết là phải tiến về phía trước và quên mất phải ngừng nghỉ.
Kết quả là có người vì quá mệt mỏi, đuối sức nên đột tử ở giữa độ tuổi tứ tuần; có người không vượt qua được áp lực tìm đến giải pháp tự tử; có người do không thể thích ứng với cạnh tranh, cuối cùng lại lâm vào trầm cảm; có người sống cùng với mệt mỏi và mang theo bệnh mệt mỏi cả đời để tiếp tục tiến về phía trước.
Giáo sư Dương Lực-học viện khoa học Đông Y Trung Quốc cho rằng, chữa trị nhưng căn bệnh do tiếng ồn gây ra, một trong những phương pháp tốt nhất đó là học cách “tĩnh tâm”. Tức lấy tĩnh tâm làm chủ, “tĩnh” mắt, “tĩnh” tai hỗ trợ, đây chính là nội dung chính của bài học “dưỡng công tĩnh” .
Tĩnh tâm: Đứng, ngồi hoặc nằm, để cho cơ thể mình từ đầu đến chân thư giãn. Nhắm hờ mắt, lưỡi chạm vào vòm miệng trên, hít vào đều đặn nhẹ nhàng, trải nghiệm hơi thở không khí từ mũi chạy vào cơ thể, sau đó dọc theo đường cơ thể, từ từ xuống thấp, đến gần lỗ rốn, sau đó lại thở hơi này ra. Cái vòng tuần hoàn này tức là luyện khí đơn điền. Lặp lại nhiều lần, luyện tập trong 5-10 phút sẽ đạt được hiệu quả tĩnh tâm tinh thần. Nếu tinh thần khó tập trung có thể khi đang chầm chậm hít vào, nghĩ đến những sự việc tốt đẹp, sẽ có tác dụng đạt được đến “biên giới” quên luôn bản thân mình.
Tịnh mục: Tịnh mục không có nghĩa là không nhìn, không xem mà là xem có lựa chọn. Một bức tranh đẹp có thể giúp chúng ta đạt được mục đích thanh tịnh. Tổng thư ký hiệp hội Y dược học Trung Quốc ông Lý Tuấn Đức kiến nghị, sau ngày dài mệt mỏi thì nên dành thời gian nhất định để thư giãn. Có thể đọc sách, ngắm những chú cá bơi lội.
Tịnh nhĩ: Tĩnh nhĩ không phải là không nghe mà là lựa chọn những loại âm nhạc nhẹ nhàng thoải mái và lời ca tốt đẹp để nghe. Ví dụ, một người trong đêm yên tĩnh có thể nghe bản “giao hưởng” vời âm lượng nhỏ. Khi nghe, tâm trạng bực bội, mệt mỏi sẽ dần dần tan biến cho tới lúc cảm thấy “yên bình” “tĩnh lặng”. Thậm chí bạn có thể khóc khi nghe bản nhạc đó, đây cũng là một biểu hiện của cơ thể được thư giãn.
Ngoài ra, câu cá cũng là một cách tĩnh dưỡng. Khi câu cá trong môi trường yên tĩnh sẽ dần thấy bình tĩnh. Câu cá cũng có tác dụng phụ hỗ trợ trị liệu rất tốt cho các bệnh như cao huyết áp, thần kinh suy yếu vv.
Ông Tào Khởi Phú, Phó chủ nhiệm nội khoa tim mạch Đông Tây Y kết hợp của bệnh viện Hữu Nghị Trung Nhật thuộc Bộ Y Tế Trung Quốc khuyến cáo, ngồi lâu tổn thương cho xương, vì vậy cho dù “tĩnh dưỡng” như thế nào, đều không nên duy trì ở một tư thế trong một thời gian dài. Khi luyện tập “ bài học tĩnh dưỡng” nên làm một số động tác nhẹ nhàng, ví dụ như Yoga, thái cực quyền.
Dương Hằng
Theo jk3710
Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Mắt “ồn”: Những ánh đèn neon nhấp nháy, những tòa nhà thẳng đứng cao chọc trời, những đám người đông đúc…không có thời khắc nào là không làm cho chúng ta hoa mắt, rối loạn. Thêm vào đó là một “hải lượng” thông tin từ bên ngoài đến làm cho mắt của chúng ta không hề được ngừng nghỉ, tựa hồ như khắp bồn bề đều ở trong bầu không khí ngột ngạt, bồn chồn.
Hơn 90% người có cảm giác mỏi mắt, 40% liên tục sử dụng mắt trong thời gian quá 6 tiếng. Tương ứng với điều này là mảng xanh ít đi, cũng ít nơi tự nhiên, hoang dã, đưa mắt nhìn ra xa, tầm nhìn bị các loại kiến trúc cao tầng mới che khuất, và có tìm thì cũng không tìm lại được màu xanh mơn mởn nhìn “no” mắt trước đây và đôi mắt của chúng ta cũng không tìm lại được phần yên tĩnh đó.
Tai “ồn”: Tiếng ồn gây ra bao nhiêu buồn bực cho chúng ta? Một cuộc điều tra chỉ rõ: 90% cho rằng tiếng ồn nghiêm trọng hơn nhiều so với trước đây; 42,8% cho biết họ thường xuyên nghe tiếng ồn từ các phương tiện giao thông khi ở trong nhà; 36,4% cho rằng không thể chịu đựng được các loại tiếng ồn của hàng xóm. Ngoài ra, tiếng nói to, cãi cọ với nhau của người đi đường, tiếng nhạc hỗn độn thậm chí là cả tiếng nhạc chuông điện thoại “sắc nhọn” đều tăng thêm buồn bực cho chúng ta.
Tim càng “ồn”: “Không phải là tôi không hiểu là thế giới này thay đổi nhanh”, chỉ mỗi câu nói này cũng sẽ nói ra bao nhiêu cội nguồn tâm trạng buồn bực của rất nhiều người. Phó giáo sư Thang Vĩnh Long- học viện tâm lý học đại học Tây Nam -Trung Quốc cho rằng, xã hội chuyển động cấp tốc làm cho chúng ta có cảm giác khả năng điều khiển tương lai của mình ngày càng yếu đi. Cân đo giữa cái được cái mất, lo lắng, buốn bực, trầm cảm, bực bội vân vân cùng đến với những sự thay đổi đó.
Một cuộc điều tra chỉ rõ, lo lắng đã trở thành bệnh thông dụng trong xã hội hiện đại ngày nay. 34% trong số chúng ta thường xuyên có cảm giác lo lắng, 62,9% thỉnh thoảng lo lắng, chỉ có 0,8% thể hiện là chưa hề lo lắng.
Yên tĩnh- phương thuốc không tốn tiền
Chúng ta tích cực theo đuổi ước mơ của mình, nỗ lực làm cho cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn, đây vốn dĩ là một mục đích tốt, nhưng vấn đề là, nhiều người chỉ biết là phải tiến về phía trước và quên mất phải ngừng nghỉ.
Kết quả là có người vì quá mệt mỏi, đuối sức nên đột tử ở giữa độ tuổi tứ tuần; có người không vượt qua được áp lực tìm đến giải pháp tự tử; có người do không thể thích ứng với cạnh tranh, cuối cùng lại lâm vào trầm cảm; có người sống cùng với mệt mỏi và mang theo bệnh mệt mỏi cả đời để tiếp tục tiến về phía trước.
Giáo sư Dương Lực-học viện khoa học Đông Y Trung Quốc cho rằng, chữa trị nhưng căn bệnh do tiếng ồn gây ra, một trong những phương pháp tốt nhất đó là học cách “tĩnh tâm”. Tức lấy tĩnh tâm làm chủ, “tĩnh” mắt, “tĩnh” tai hỗ trợ, đây chính là nội dung chính của bài học “dưỡng công tĩnh” .
Tĩnh tâm: Đứng, ngồi hoặc nằm, để cho cơ thể mình từ đầu đến chân thư giãn. Nhắm hờ mắt, lưỡi chạm vào vòm miệng trên, hít vào đều đặn nhẹ nhàng, trải nghiệm hơi thở không khí từ mũi chạy vào cơ thể, sau đó dọc theo đường cơ thể, từ từ xuống thấp, đến gần lỗ rốn, sau đó lại thở hơi này ra. Cái vòng tuần hoàn này tức là luyện khí đơn điền. Lặp lại nhiều lần, luyện tập trong 5-10 phút sẽ đạt được hiệu quả tĩnh tâm tinh thần. Nếu tinh thần khó tập trung có thể khi đang chầm chậm hít vào, nghĩ đến những sự việc tốt đẹp, sẽ có tác dụng đạt được đến “biên giới” quên luôn bản thân mình.
Tịnh mục: Tịnh mục không có nghĩa là không nhìn, không xem mà là xem có lựa chọn. Một bức tranh đẹp có thể giúp chúng ta đạt được mục đích thanh tịnh. Tổng thư ký hiệp hội Y dược học Trung Quốc ông Lý Tuấn Đức kiến nghị, sau ngày dài mệt mỏi thì nên dành thời gian nhất định để thư giãn. Có thể đọc sách, ngắm những chú cá bơi lội.
Tịnh nhĩ: Tĩnh nhĩ không phải là không nghe mà là lựa chọn những loại âm nhạc nhẹ nhàng thoải mái và lời ca tốt đẹp để nghe. Ví dụ, một người trong đêm yên tĩnh có thể nghe bản “giao hưởng” vời âm lượng nhỏ. Khi nghe, tâm trạng bực bội, mệt mỏi sẽ dần dần tan biến cho tới lúc cảm thấy “yên bình” “tĩnh lặng”. Thậm chí bạn có thể khóc khi nghe bản nhạc đó, đây cũng là một biểu hiện của cơ thể được thư giãn.
Ngoài ra, câu cá cũng là một cách tĩnh dưỡng. Khi câu cá trong môi trường yên tĩnh sẽ dần thấy bình tĩnh. Câu cá cũng có tác dụng phụ hỗ trợ trị liệu rất tốt cho các bệnh như cao huyết áp, thần kinh suy yếu vv.
Ông Tào Khởi Phú, Phó chủ nhiệm nội khoa tim mạch Đông Tây Y kết hợp của bệnh viện Hữu Nghị Trung Nhật thuộc Bộ Y Tế Trung Quốc khuyến cáo, ngồi lâu tổn thương cho xương, vì vậy cho dù “tĩnh dưỡng” như thế nào, đều không nên duy trì ở một tư thế trong một thời gian dài. Khi luyện tập “ bài học tĩnh dưỡng” nên làm một số động tác nhẹ nhàng, ví dụ như Yoga, thái cực quyền.
Dương Hằng
Theo jk3710